7 thói quen buổi tối nguy hại cho tim

Loại bỏ những thói quen xấu đang âm thầm gây hại cho tim

Gợi ý 6 loại đồ uống giúp giảm trào ngược acid dạ dày buổi tối

Ngủ ngon hơn nhờ 3 phút tập thể dục vào buổi tối

Tập thể dục nhẹ nhàng buổi tối giúp ngủ ngon hơn

Ăn đêm có lợi hay hại, chuyên gia khuyên điều gì?

Chất lượng giấc ngủ kém

Giấc ngủ là thời gian các cơ quan trong cơ thể có thể tự sửa chữa. Giấc ngủ kém chất lượng thường thể hiện ở việc thường xuyên tỉnh giấc, khó ngủ hoặc chứng ngưng thở khi ngủ. Rối loạn giấc ngủ mạn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngưng thở khi ngủ làm dao động về lượng oxy, có thể gây căng thẳng cho tim. Ngoài ra, ngủ không đủ giấc làm tăng các hormone căng thẳng như cortisol, từ đó làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Lịch trình ngủ không đều

Duy trì một lịch trình ngủ phù hợp là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, trong đó có sức khỏe tim. Việc ngủ không đều như thường xuyên thay đổi giờ đi ngủ hoặc thời gian ngủ thay đổi đáng kể có thể làm gián đoạn đồng hồ bên trong cơ thể hay nhịp sinh học. Sự gián đoạn này có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất và sức khỏe tim mạch. Lịch trình ngủ không đều có liên quan đến tăng huyết áp, nồng độ hormone căng thẳng cao và dễ mắc bệnh tim hơn.

Ăn tối muộn

Việc ăn vào khuya tăng cường cơ hội cho cơ thể tích tụ chất béo và cholesterol, gây áp lực cho hệ thống tim mạch

Việc ăn vào khuya tăng cường cơ hội cho cơ thể tích tụ chất béo và cholesterol, gây áp lực cho hệ thống tim mạch

Ăn đêm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch. Ăn nhiều vào gần giờ đi ngủ có thể dẫn đến tăng cân, tiêu hóa kém và giấc ngủ bị gián đoạn. Thói quen này cũng làm tăng nguy cơ bị trào ngược acid dạ dày, tăng thêm chứng ngưng thở khi ngủ và gây ra các vấn đề tim mạch. Hơn nữa, ăn đêm muộn cũng làm gián đoạn khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể, có khả năng dẫn đến kháng insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Uống nhiều rượu 

Uống rượu bia có thể làm xáo trộn giờ giấc ngủ và làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra, uống quá nhiều cũng dẫn đến tăng huyết áp và ảnh hưởng xấu đến tim, đặc biệt ở người đang có vấn đề về tim. Thường xuyên uống nhiều rượu dễ dẫn đến các vấn đề về tim mạch như bệnh tim và đột quỵ.

Uống nhiều caffeine

Chất kích thích như caffeine tác động đến giấc ngủ. Tiêu thụ caffeine vào cuối ngày có thể dẫn đến khó ngủ và chất lượng giấc ngủ kém, đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, uống quá nhiều caffeine có liên quan đến tăng huyết áp và tăng nhịp tim, cả hai đều có thể gây thêm căng thẳng cho tim. Do đó bạn nên hạn chế lượng caffeine, đặc biệt là cuối ngày.

Lười vận động

Lối sống lười vận động, đặc biệt là trong những giờ trước khi đi ngủ, có thể có tác động bất lợi đến sức khỏe của tim. Như việc ngồi quá lâu, kết hợp với sai tư thế có thể dẫn đến tăng cân, lưu thông máu kém và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Buổi tối, bạn nên có thói quen hoạt động thể chất nhẹ nhàng như giãn cơ hoặc đi bộ ngắn có thể giúp giảm thiểu những nguy  này và hỗ trợ sức khỏe tim mạch tổng thể.

Căng thẳng không kiểm soát

Căng thẳng không biến mất khi bạn đi ngủ. Thực tế, nó có thể tồn tại dai dẳng và ảnh hưởng đến tim. Căng thẳng và lo âu mạn tính, đặc biệt là lo lắng quá mức hoặc suy nghĩ tiêu cực trước khi đi ngủ có thể làm nồng độ hormone căng thẳng tăng cao, gây gián đoạn giấc ngủ, tăng huyết áp và dẫn đến bệnh tim. Bạn nên thực hành các kỹ thuật thư giãn hoặc chánh niệm, giúp kiểm soát sự căng thẳng, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch.

 
Nguyễn Thanh (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch