Những loại thực phẩm nào ít natri?
8 thực phẩm ít natri thích hợp để ăn vặt lành mạnh, bảo vệ tim mạch
6 thực phẩm tưởng lành mạnh lại chứa lượng muối nhiều kinh ngạc
Cảm giác khát nước liên tục và mệt mỏi là triệu chứng của bệnh gì?
Đừng nhầm lẫn tăng natri máu và mất nước!
Các loại đậu
Đây đều là nguồn thực vật cung cấp nhiều protein và chất xơ có lợi cho sức khỏe của tim. Các loại đậu cũng chứa ít chất béo và không chứa cholesterol. Đặc biệt, đậu chứa lượng natri thấp, đậu khi đem luộc thậm chí không chứa natri. Các loại đậu được chế biến sẵn tuy tiện lợi nhưng có thể đã được thêm muối. Vì vậy, bạn nên mua đậu tươi, hạn chế sản phẩm đóng hộp và nên đọc nhãn để tìm hiểu lượng natri có trong đó.
Trái cây
Phần lớn các loại trái cây đều ít natri, thậm chí một số không có natri như táo, mơ, chuối, bưởi, cam và hầu hết các loại quả mọng khác. Trái cây còn cung cấp nhiều chất chống oxy hóa mạnh, các vitamin, khoáng chất và chất xơ, tất cả đều hỗ trợ tim hoạt động khỏe mạnh. Hơn nữa, nhìn chung trái cây đem lại vị ngọt và hương vị ngon tự nhiên nên giúp mọi người hạn chế thêm đường hoặc muối khi ăn.
Sữa chua
Ngoài hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh, sản phẩm sữa lên men này còn hỗ trợ giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Sữa chua nguyên chất có lượng natri tự nhiên thấp. Nhưng loại sữa chua có hương vị có thể đã chứa muối và đường bổ sung. Bạn nên ưu tiên chọn sữa chua nguyên chất, có thể làm ngọt sữa chua bằng cách tự thêm một chút trái cây. Sữa chua Hy Lạp được cho là chứa nhiều protein hơn cả và tốt cho tim.
Các loại hạt nguyên chất
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Hội Tim mạch học Mỹ (Journal of the American College of Cardiology) năm 2017 chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn các loại hạt có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh mạch vành thấp hơn. Bạn nên chọn các loại hạt thô, không ướp muối để hạn chế lượng natri ăn vào. Trong các loại hạt, hạt óc chó được gọi là siêu bổ dưỡng vì còn chứa acid béo omega-3 hỗ trợ tim khỏe mạnh.
Rau củ
Một số rau củ không chứa natri gồm măng tây, đậu cô ve, dưa chuột, cà tím, tỏi và bí. Tăng lượng ăn rau củ, đặc biệt là các loại rau lá xanh như rau chân vịt và rau họ cải mang lại hỗ trợ đáng kể cho chức năng của tim. Khi nấu rau, hãy ưu tiên các phương pháp luộc, hấp, chiên không dầu để hạn chế lượng muối, đường và chất béo bổ sung.
Thảo mộc và gia vị
Nhiều loại thảo mộc và gia vị không những tăng thêm hương vị độc đáo, đa dạng cho món ăn, mà còn giúp giảm đáng kể lượng đường và muối bổ sung trong quá trình nấu ăn, thích hợp cho những người ăn giảm mặn. Điển hình như rau húng, hạt tiêu, tỏi, gừng, nghệ,...
Bình luận của bạn