- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Ăn chocolate không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe
Đái tháo đường: Đường huyết 220mg/dL, tê tay chân lâu ngày phải làm sao?
Nhịn ăn gián đoạn giúp kiểm soát đường huyết
Lợi ích sức khoẻ của củ mã thầy
Phải làm sao khi đường huyết tăng cao gây tiểu nhiều, bắp chân bỏng rát?
Chocolate và đường huyết
Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí BMJ, các nhà khoa học tại Trường Y tế công cộng Harvard T.H. Chan (Mỹ) đã phát hiện, người ăn tối thiểu 5 khẩu phần chocolate đen mỗi tuần có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 thấp hơn 21% so với người không bao giờ, hoặc ít khi thưởng thức thực phẩm này.
Tuy nhiên, trước khi bạn thỏa thích thưởng thức cả thanh chocolate thơm ngon, cần lưu ý, một khẩu phần chocolate đen chỉ khoảng 30gr. Bên cạnh đó, phải là chocolate đen hay chocolate đắng chứa từ 50-90% chất rắn từ cacao và đường; không chứa sữa. Người thường xuyên ăn chocolate sữa lại không nhận thấy lợi ích trên. Trái lại, họ có nguy cơ tăng cân theo thời gian – một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới đái tháo đường type 2.
Theo nghiên cứu sinh khoa dinh dưỡng Binkai Liu, tác giả chính của nghiên cứu trên, chocolate đen và chocolate sữa có hàm lượng đường, chất béo và calo tương đương nhau. Nhưng điểm khác biệt nằm ở hàm lượng cacao có nguồn gốc từ quả của cây Theobroma cacao.
Cacao chứa hàm lượng chất chống oxy hóa flavanol dồi dào. Đây là dưỡng chất giúp giảm hiện tượng viêm, nguyên nhân gây ra các bệnh lý mạn tính như tim mạch, đái tháo đường.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý, tuy nghiên cứu trên không chỉ ra quan hệ nhân quả, hàm lượng flavanol trong cacao có thể lý giải tác động của hai loại chocolate trên với sức khỏe đường huyết.
TS. Nestoras Mathioudakis – Chương trình Phòng ngừa và Đào tạo Đái tháo đường, Bệnh viện Johns Hopkins cho hay, một số nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm nhỏ trên người cho thấy hoạt chất sinh hoạt flavanol trong cacao cải thiện tình trạng kháng insulin, giảm stress oxy hóa và viêm - ba yếu tố trong cơ chế bệnh sinh dẫn tới đái tháo đường.
Ăn vặt lành mạnh để phòng ngừa đái tháo đường type 2
Trên toàn thế giới, ước tính đến năm 2050 sẽ có tối thiểu 1,31 tỷ người mắc đái tháo đường. Yếu tố thúc đẩy xu hướng này là do mức độ vận động giảm, lạm dụng rượu bia và thuốc lá tăng, cùng chế độ ăn kém lành mạnh và phụ thuộc chủ yếu vào thực phẩm “siêu chế biến”.
Chocolate, đáng buồn thay, lại có thể xếp vào danh mục thực phẩm “siêu chế biến” nói trên. TS Mathioudakis cảnh báo: “Các sản phẩm từ chocolate thường là kẹo và chứa nhiều đường, do đó, tôi không khuyến khích mọi người ăn chocolate để kiểm soát đường huyết, khi chỉ dựa vào một nghiên cứu trên.”
Vậy có phải nên lựa chọn các sản phẩm cacao thủ công sẽ tốt hơn? TS Mathioudakis cho hay, một số nghiên cứu đã phát hiện chocolate đen và các sản phẩm từ cacao bị nhiễm chì và cadmium – hai kim loại có thể gây độc cho hệ thần kinh, tăng nguy cơ ung thư, rối loạn sinh sản và phát triển. Trong đó, các sản phẩm “chocolate đen hữu cơ” lại có dư lượng kim loại cao hơn cả. Một khả năng có thể do ô nhiễm công nghiệp tại các nước đang phát triển trồng cây cacao.
TS. Mathioudakis gợi ý, còn có nhiều thực phẩm lành mạnh có thể thay thế cho chocolate như quả mọng đậm màu (việt quất, dâu tằm, lựu), táo, trà. Ông cũng không khuyến nghị người bệnh uống rượu vang đỏ dù thức uống này chứa nhiều flavanol.
Người ưa thích chocolate cũng chỉ nên ăn khẩu phần chocolate đen dưới 30gr, ăn một vài lần mỗi tuần.
Bình luận của bạn