Uống trà có gây ung thư?

Uống trà có một số lợi ích nhất định cho sức khỏe

Tiền sản giật khi mang thai tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

Bộ Y tế gia hạn gần 8.800 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế

Cách nhiệt độ của thức ăn ảnh hưởng tới cơ thể bạn

Phụ nữ mãn kinh sớm đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao hơn

Uống trà nóng quá có thể gây ung thư

Để trả lời cho câu hỏi uống trà có ung thư không, các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Y tế, Đại học Bắc Kinh đã phân tích dữ liệu của 456.000 người từ 39 - 79 tuổi trong vòng 10,1 năm. Trong suốt thời gian này, có 22.652 trường hợp được ghi nhận ung thư. Trong số những người được ghi nhận là mắc ung thư này thì những người uống trà hàng ngày có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với những người chỉ uống trà 1 lần mỗi tuần. Những người uống hơn 4gram trà mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn 46%.

Tuy nhiên, nghiên cứu này phát hiện ra rằng, tỷ lệ ung thư dạ dày cao liên quan đến nhiệt độ của trà khi uống. Những người thường xuyên uống trà quá nóng có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn. Ngoài ra, hàm lượng caffeine trong trà cũng có thể kích thích tiết acid dạ dày và làm tăng cao tỷ lệ mắc ung thư dạ dày.

Trên thực tế, một số nghiên cứu về uống trà và ung thư còn chưa xem xét đến thói quen uống trà của đối tượng nghiên cứu, cũng không có xem xét mức độ uống trà, cách pha trà, chủng loại trà.

Giáo sư Đồ Ấu Anh, Khoa Khoa học về Trà của Đại học Chiết Giang cũng đặt câu hỏi về nghiên cứu này, hơn 80% đối tượng đều uống trà xanh. Trà xanh tính lạnh nên thích hợp với người tính tình nóng nảy, người tỳ vị hư nhược không thích hợp uống trà xanh. Theo GS. Đồ Ấu Anh, thật không hợp lý khi kết luận rằng uống trà sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Nói một cách tương đối, trà đen có tính ôn hòa, có thể phát huy tác dụng ôn dương bảo vệ lá lách và dạ dày, nhưng nó không được đưa vào nghiên cứu. Do đó, kết luận uống trà nói chung gây ung thư là không khoa học.

GS. Đồ Ấu Anh cũng nói thêm, không nên uống trà quá nóng. Uống trà nóng trong thời gian dài có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản và gây ra các tổn thương cơ học như vỡ, loét. Mặc dù niêm mạc thực quản sẽ tự phục hồi sau tổn thương, nhưng bỏng nhiều lần có thể dẫn đến viêm nhiễm, tổn thương mạn tính niêm mạc, và có thể phát triển thành ung thư.

Như vậy, uống trà bình thường và phát sinh ung thư có quan hệ không rõ ràng, người yêu trà có thể yên tâm, chỉ cần lưu ý không uống trà nóng là được.

woman-drinking-tea-relaxing

Uống trà là một nét văn hóa, giúp con người tịnh tâm, thư giãn

Không nên uống trà khi uống rượu

Rượu sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde và acid acetic sau khi vào cơ thể, và cuối cùng được bài tiết qua nước tiểu. Khi uống quá nhiều rượu sẽ gây tích tụ acetaldehyde trong cơ thể, từ đó gây ra các triệu chứng say như chóng mặt. Mấu chốt của chứng nôn nao là đẩy nhanh quá trình bài tiết acetaldehyde ra khỏi cơ thể, uống nhiều nước và đi tiểu sau khi uống rượu cũng có thể giúp giải rượu, đây không phải là do uống trà.

Nói chung không nên uống trà sau khi uống rượu, đặc biệt là trà đặc. Uống trà đặc có thể dẫn đến tim đập nhanh và tăng huyết áp, nếu bạn bị bệnh tim mạch, uống trà đặc sau khi uống rượu rất dễ gây tai biến tim mạch.

Không nên uống những loại trà này thường xuyên

Cũng theo GS. Đồ Ấu Anh, có một số loại trà không nên sử dụng thường xuyên.

Trà giảm béo: Các loại trà giảm béo thường chứa các thành phần ngăn chặn sự thèm ăn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, lợi tiểu và giảm hấp thu carbohydrate/lipid. Uống trà giảm béo trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, ngoài ra còn có thể gây táo bón.

Trà nhuận tràng: Con người hiện đại dễ bị táo bón và nhiều người thường mua trà nhuận tràng để giải quyết tình trạng này. Những loại trà nhuận tràng này đúng là có thể có tác dụng tức thời trong giai đoạn đầu nhưng nếu uống lâu dài có thể gây táo bón phức tạp hơn, thậm chí gây tác dụng phụ như thiếu năng lượng, khó thở, mệt mỏi.

Trà thảo mộc: Trà thảo dược được làm từ các vị thuốc bắc, khi uống nên điều chỉnh theo thể trạng từng người, không nên quá mức. Người bình thường uống quá nhiều trà thảo mộc có thể gây khó chịu cho lá lách và dạ dày trong trường hợp nhẹ và các bệnh về đường tiêu hóa trong trường hợp nặng.

 

Uống trà thế nào cho tốt cho sức khỏe?

Lá trà rất giàu theanine, polysaccharite, polyphenol, ancaloid và các thành phần khác, uống trà điều độ có một số lợi ích nhất định cho sức khỏe, nhưng bạn nên chú ý ba điều này khi uống trà.

Lượng trà: Đối với người bình thường, lượng trà uống hàng ngày nên giữ ở mức 4 đến 5 cốc, nếu thích uống trà đậm thì nên giảm xuống còn 1 đến 2 cốc. Uống quá nhiều trà có thể khiến tim và thận hoạt động quá tải, dễ dẫn đến các vấn đề như tim đập nhanh, đi tiểu nhiều lần, mất ngủ…

Không uống quá nóng: Uống trà nóng có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống trà với nhiệt độ nước 65-69 độ C có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư thực quản. Nên để nhiệt độ pha trà uống ở mức 56-60 độ C để uống hàng ngày.

Thời gian uống trà: Chú ý chọn thời điểm uống trà thích hợp, không nên uống trà trước hoặc sau bữa ăn, nếu không sẽ dễ ảnh hưởng đến chức năng hấp thụ của cơ quan tiêu hóa, khiến cơ thể hấp thu không đủ chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, không nên dùng trà để truyền thuốc, chất tannin trong lá trà rất dễ kết hợp với các thành phần trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Uống trà là một nét văn hóa, uống trà đúng cách có thể mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe. Về việc uống trà có làm tăng nguy cơ ung thư hay không thì cần phải nghiên cứu thêm để chứng minh, vì vậy không cần quá lo lắng về vấn đề này.

PV
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng