Vì sao bạn thường thấy khó ngủ hơn vào mùa Đông?

Trằn trọc, khó ngủ trong mùa Đông do đâu?

Nguy cơ tăng huyết áp ở phụ nữ do thiếu ngủ

Đái tháo đường biến chứng tê bì tay chân, khó ngủ, mắt mờ phải làm sao?

Bị khó ngủ vào mùa Hè phải làm sao?

Tránh ăn rau này trong bữa tối để ngăn đầy hơi ban đêm

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ít hơn

Theo Julia Siemen - huấn luyện viên khoa học về giấc ngủ tại Công ty tư vấn giấc ngủ của Mỹ, một trong những nguyên nhân chính khiến bạn khó ngủ trong mùa Đông là do thời gian ban ngày ngắn hơn (hay hiện tượng "ngày ngắn đêm dài"). Việc giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ tự nhiên của cơ thể. Thiếu ánh sáng mặt trời có thể ảnh hưởng đặc biệt đến melatonin - hormone quan trọng trong cơ thể giúp điều chỉnh nhịp sinh học và chu kỳ ngủ - thức.

Siemen giải thích, ít tiếp xúc với ánh sáng buổi sáng có thể dẫn đến sản xuất melatonin nhiều hơn, khiến bạn khó cảm thấy tỉnh táo hoàn toàn vào ban ngày. Hơn nữa, hoàng hôn đến sớm hơn trong mùa này cũng tác động đến nồng độ melatonin khi đi ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Theo TS. Jade Wu, nhà tâm lý học học lâm sàng và chuyên gia về hành vi giấc ngủ tại trường Y Duke (Mỹ), để đạt được chức năng sinh học tối ưu, cần cố gắng tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên ban ngày, giảm thiểu tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối.

Nhiệt độ phòng ngủ quá ấm

Theo tiến sĩ tâm lý học lâm sàng Michael Breus tại Đại học Georgia (Mỹ), ngoài nguyên nhân tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, sự thay đổi của nhiệt độ ngoài trời khiến nhiệt độ phòng ngủ của nhiều người bị quá lạnh hoặc được điều chỉnh nhiệt sang mức quá ấm, dẫn đến khó ngủ hơn. Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng đối với giấc ngủ. Ông cho biết, nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ phòng ngủ tối ưu cho hầu hết mọi người là khoảng 68 đến 72 độ F (khoảng 20 đến 22 độ C), nhưng vào mùa Đông, nhiều người đang ngủ ở môi trường ấm hơn mức này.

Nếu phòng ngủ quá ấm có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và ảnh hưởng đến giấc ngủ

Nếu phòng ngủ quá ấm có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và ảnh hưởng đến giấc ngủ

Breus chia sẻ, việc đắp chăn và mặc đồ ngủ ấm dễ dẫn đến không gian ngủ quá nóng, trằn trọc, khó ngủ. Cơ thể chúng ta có cơ chế sinh học để giảm nhiệt độ cơ thể cốt lõi như một phần của quá trình đi vào giấc ngủ. Việc giữ quá ấm có thể cản trở sự giảm thân nhiệt và khiến bạn tỉnh táo. Phòng ngủ quá ấm áp cũng có thể cản trở việc sản sinh melatonin, góp phần gây ra chứng mất ngủ. Ông khuyên nên giữ ấm vào ban đêm nhưng không quá ấm. Đồ ngủ và ga trải giường nên có chất liệu vải tự nhiên và thoáng khí để tránh bạn bị quá nóng trong khi ngủ.

Cơ thể cũng tỏa nhiệt nhiều nhất qua các chi. Hiện tượng bàn chân lạnh mùa Đông cũng là nguyên nhân khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Nếu bạn dễ bị lạnh chân, nên đi tất ấm khi ngủ.

Một số yếu tố khác

TS tâm lý học thần kinh Sanam Hafeez tại một phòng khám tâm lý ở New York cho biết, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ trong mùa Đông như không khí khô, ít hoạt động thể chất, kế hoạch nghỉ lễ. Không khí khô hơn dễ dẫn đến các vấn đề về hô hấp như nghẹt mũi và khô họng. Khó thở làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ trong đêm.

Vào những ngày nghỉ lễ, thói quen sinh hoạt cũng thường thay đổi làm gián đoạn giấc ngủ. Ngoài ra, do trời lạnh, nhiều người ít động lực để tập thể dục hơn. Trong khi việc duy trì tập luyện đều đặn thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.

 
Nguyễn Thanh (Theo Best Life)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp