Nếu tình trạng thức giấc giữa đêm kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, đừng ngần ngại tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia y tế.
Mất ngủ – “cơn ác mộng” của dân văn phòng
Thêm lý do không nên xem điện thoại trước giờ ngủ
Đừng chủ quan với chứng mất ngủ kéo dài!
Mất ngủ vì stress phải làm sao?
1. Không nên “đếm cừu” để ngủ lại

Nhiều người thường cho rằng đếm những chú cừu đang nhảy qua hàng rào giúp ta dễ ngủ hơn.
“Đếm cừu” là một mẹo phổ biến được nhiều người truyền tai nhau. Tuy nhiên, theo Bác sĩ Eidn Mahmoudzadeh, bác sĩ đa khoa ở Manchester (Vương quốc Anh) và đồng sáng lập của Tổ chức hỗ trợ chứng mất ngủ The Sleep Project, phương pháp này đã được nghiên cứu và chứng minh là không mang lại hiệu quả.
Nguyên nhân là do việc đếm cừu quá đơn điệu, khiến tâm trí không đủ tập trung, dễ dàng bị phân tâm bởi những suy nghĩ khác, đặc biệt là nỗi lo về việc "tại sao mình vẫn chưa ngủ được".
2. Không nên xem đồng hồ
Theo bác sĩ Mahmoudzadeh, phản xạ đầu tiên của nhiều người khi tỉnh giấc là nhìn vào đồng hồ. Hành động này ngay lập tức kích hoạt sự lo lắng: "Mình đã ngủ được bao lâu rồi?", "Chỉ còn vài tiếng nữa là phải dậy!". Những suy nghĩ này sẽ luẩn quẩn trong đầu, kích thích não bộ và khiến bạn càng thêm tỉnh táo.
Lời khuyên là hãy đặt đồng hồ xa khỏi tầm mắt. Bạn không cần biết bây giờ là 2 giờ hay 6 giờ sáng, chuông báo thức sẽ đánh thức bạn đúng lúc. Đặc biệt, hãy tránh xa điện thoại để không sa vào việc lướt mạng xã hội đến sáng.
3. Không nên trằn trọc trên giường

Trằn trọc không ngủ được vào ban đêm có thể gây ra giảm chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nếu bạn đã nằm trằn trọc hơn 20 phút (chỉ cần ước lượng khoảng thời gian này, đừng xem đồng hồ), Tiến sĩ Lindsay Browning, chuyên gia về giấc ngủ tại Vương quốc Anh khuyên rằng tốt nhất bạn nên ra khỏi giường. Hãy làm một hoạt động thư giãn như đọc sách, tô màu, hoặc thậm chí là dọn rửa bát đĩa (miễn là hoạt động đó không gây kích thích quá mức) để giúp cơ thể và tâm trí được "khởi động lại".
Chỉ quay lại giường khi bạn thực sự cảm thấy buồn ngủ. Việc ngừng ép bản thân phải ngủ sẽ giúp giải tỏa căng thẳng và bực bội, từ đó tăng khả năng chìm vào giấc ngủ khi bạn quay lại.
4. Không nên lo lắng về việc thức giấc
Lo lắng chính là trở ngại lớn nhất ngăn bạn ngủ lại. Vì vậy, hãy học cách chấp nhận thay vì cố gắng chống lại nó. Tiến sĩ Guy Meadows, chuyên gia về giấc ngủ tại Vương quốc Anh và đồng sáng lập ứng dụng The Sleep School, chia sẻ: “Hãy cho phép bản thân được thức vào ban đêm. Càng chống lại sự tỉnh táo, bạn càng khó ngủ lại.”
Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn có thể cân nhắc liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT). Liệu pháp này giúp bạn nhận diện những suy nghĩ trong đầu mà không phán xét, hít thở sâu và buông bỏ áp lực phải ngủ. Theo thời gian, cách tiếp cận này sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ lành mạnh hơn với giấc ngủ và giảm bớt lo âu.
5. Không nên ăn khi thức giấc giữa đêm

Ăn đêm tùy tiện có thể gây tăng cân, rối loạn tiêu hóa và làm gián đoạn nhịp sinh học.
Ban đêm là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, không phải để tiêu hóa thức ăn. Nếu việc ăn đêm khi tỉnh giấc diễn ra thường xuyên, cơ thể sẽ hình thành phản xạ chờ đợi thức ăn vào thời điểm đó. Thói quen này sẽ làm gián đoạn nhịp sinh học và phá vỡ chu kỳ ngủ tự nhiên của bạn.
Nếu bạn thường cảm thấy đói vào ban đêm, hãy thử ăn một bữa nhẹ trước khi đi ngủ. Một bát cháo yến mạch nhỏ với sữa là lựa chọn lý tưởng, vì yến mạch cung cấp năng lượng giải phóng chậm, còn sữa lại chứa tryptophan, một chất mà cơ thể dùng để sản xuất melatonin (một hormone gây buồn ngủ).
Bình luận của bạn