Không phải ai cũng phù hợp sử dụng yến mạch
Chất xơ - trợ thủ đắc lực quá trình giảm cân
Thói quen ăn uống nào gây ra bệnh giun rồng hiếm gặp tại Việt Nam?
Podcast: Nắng nóng, có nên uống nước dừa thay nước lọc?
Nguy cơ biến chứng suy thận từ sỏi tiết niệu
Dù là thực phẩm không chứa gluten tự nhiên, yến mạch vẫn có thể gây ra vấn đề sức khỏe ở một số đối tượng do dị ứng, rối loạn tiêu hóa hoặc tương tác với chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Dưới đây là 5 nhóm người được các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế hoặc tránh sử dụng yến mạch:
1. Người mắc bệnh Celiac (bệnh không dung nạp gluten)
Yến mạch bản chất không chứa gluten – một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, yến mạch thường bị nhiễm chéo khi được chế biến chung với các loại ngũ cốc có gluten, dẫn đến nguy cơ cao cho những người mắc bệnh Celiac.
Đối với người bệnh, dù chỉ một lượng rất nhỏ gluten cũng có thể gây tổn thương niêm mạc ruột non, dẫn đến rối loạn hấp thu dưỡng chất, đau bụng, suy dinh dưỡng và nhiều biến chứng lâu dài. Vì vậy, người mắc bệnh Celiac chỉ nên dùng yến mạch nếu chúng được chứng nhận gluten-free (không chứa gluten) và được chế biến tại cơ sở riêng biệt.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng trong yến mạch còn chứa một loại protein gọi là avenin, có cấu trúc tương tự gluten. Một số người dù ăn yến mạch “gluten-free” vẫn có thể gặp phản ứng miễn dịch bất thường với avenin, dù hiếm gặp nhưng cần được lưu ý.
2. Người dị ứng với yến mạch

Một số người có thể dị ứng với yến mạch
Dù hiếm gặp nhưng dị ứng yến mạch là một phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch dị ứng với các protein như avenin, từ đó sinh ra hàng loạt triệu chứng như: nổi mề đay, ngứa ngáy, khó tiêu, đau bụng, hoặc khó thở.
Với những trường hợp đã được chẩn đoán dị ứng yến mạch, giải pháp duy nhất là tránh hoàn toàn yến mạch và tất cả các sản phẩm có chứa yến mạch.
3. Người mắc hội chứng ruột kích thích
Yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan – thành phần giúp giảm cholesterol và kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, với người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), loại chất xơ này đôi khi lại là “con dao hai lưỡi”.
Một số người có hệ tiêu hóa nhạy cảm có thể bị đầy hơi, chướng bụng và đau bụng do yến mạch lên men trong ruột. Tuy rằng, một số người mắc IBS có thể dung nạp một lượng nhỏ yến mạch, nhưng nếu ăn nhiều, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng. Vì thế, những người bị IBS nên tránh tiêu thụ yến mạch với số lượng lớn, hoặc nên thử từng chút để đánh giá khả năng dung nạp.
4. Người mắc bệnh đái tháo đường
Mặc dù yến mạch thuộc nhóm tinh bột phức hợp và có chỉ số đường huyết thấp hơn gạo trắng, nhưng nếu tiêu thụ với số lượng lớn, yến mạch có thể làm tăng đáng kể lượng đường trong máu (đặc biệt là các loại yến mạch ăn liền).
Với người mắc bệnh đái tháo đường hoặc đang kiểm soát đường huyết, việc ăn nhiều yến mạch có thể gây phản tác dụng, dẫn đến dao động đường huyết không mong muốn. Vì vậy, cần kiểm soát khẩu phần ăn chặt chẽ.
5. Người bị thiếu hụt vi khoáng
Yến mạch có chứa acid phytic – một loại chất kháng dinh dưỡng có thể liên kết với các khoáng chất như sắt, kẽm và calci, làm giảm khả năng hấp thụ.
Ở người khỏe mạnh, tác động này không đáng kể. Tuy nhiên, với những người đang trong tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, hoặc sử dụng yến mạch như món ăn hàng ngày, nguy cơ hấp thụ kém có thể tăng lên. Do đó, cần cân nhắc khẩu phần và kết hợp với các thực phẩm giàu khoáng khác.
Bình luận của bạn