Dấu hiệu cơ thể cần bổ sung vi chất kẽm

Người ăn chay cần bổ sung thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn

Lý do phụ nữ nên bổ sung kẽm và calci trước khi mang thai

Bật mí các loại hạt giúp bổ sung sắt tự nhiên cho cơ thể

6 sai lầm nên tránh khi dùng thực phẩm bổ sung

4 dưỡng chất cần thiết cho não bộ khỏe mạnh

Biểu hiện cơ thể thiếu kẽm

Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm là một khoáng chất cần thiết cho tổng hợp DNA, phân chia tế bào và tham gia vào hàng trăm enzyme - những chất xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Với hệ miễn dịch, kẽm giúp duy trì hoạt động hiệu quả, bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Cơ thể còn cần kẽm để hormone insulin điều hòa đường huyết hoạt động hiệu quả.

Kẽm tham gia vào quá trình tái tạo xương, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ suy giảm mật độ xương và loãng xương. Ngoài ra, vi chất dinh dưỡng này còn giúp bảo vệ vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác.

Với những chức năng trên, kẽm có vai trò quan trọng đặc biệt cho phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và miễn dịch của trẻ những năm đầu đời.

Chán ăn, suy giảm sức đề kháng, rụng tóc... là dấu hiệu phổ biến khi cơ thể thiếu kẽm

Chán ăn, suy giảm sức đề kháng, rụng tóc... là dấu hiệu phổ biến khi cơ thể thiếu kẽm

Khi cơ thể không được cung cấp đủ kẽm, bạn có thể gặp phải một trong những dấu hiệu sau: Chán ăn, rụng tóc, da nổi mẩn, mệt mỏi, cáu gắt bồn chồn, thay đổi vị giác, mất khứu giác, vết thương lâu lành, hệ miễn dịch suy giảm, trí nhớ kém.

Những nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu hụt vi chất kẽm gồm:

- Người cao tuổi: Nguy cơ thiếu kẽm tăng cao theo độ tuổi, ước tính khoảng 1/3 người ngoài 60 đang gặp tình trạng này. Cơ thể hấp thụ kém, ăn uống không đủ chất, kết hợp tình trạng viêm mạn tính góp phần gây thiếu kẽm ở người cao tuổi.

- Người gặp các vấn đề cản trở khả năng hấp thụ kẽm như bệnh viêm ruột, Celiac, người phẫu thuật thu nhỏ dạ dày để giảm cân.

- Người ăn chay: Nguồn kẽm dồi dào nhất là thực phẩm từ động vật như thịt, hải sản, thịt gia cầm. Một số thực vật như ngũ cốc, đậu, hạt hạch cũng chứa kẽm, nhưng thường đi kèm phytate làm giảm khả năng hấp thụ. Do đó, người ăn chay, có chế độ ăn chủ yếu là ngũ cốc, có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn.

- Phụ nữ mang thai: Nhu cầu kẽm của cơ thể Phụ nữ tăng cao trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Hậu quả khi không cung cấp đủ kẽm khi mang thai là trẻ sinh ra nhẹ cân, mẹ có nguy cơ tiền sản giật.

- Lạm dụng rượu: Nghiện đồ uống có cồn như rượu, bia làm tăng nguy cơ thiếu hụt kẽm. Rượu bia lợi tiểu, khiến cơ thể đào thải vi chất này ra ngoài nhiều hơn là hấp thụ.

Cách bổ sung kẽm cho cơ thể

Những nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt bò, tôm cua, phô mai, hạt bí ngô

Những nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt bò, tôm cua, phô mai, hạt bí ngô

Nếu chế độ ăn của bạn đang thiếu thực phẩm cung cấp kẽm, hoặc bạn có dấu hiệu thiếu kẽm nói trên, hãy trao đổi với bác sĩ để làm xét nghiệm máu. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và tư vấn biện pháp bổ sung đủ kẽm cho cơ thể.

Về dinh dưỡng, nguồn thực phẩm giàu kẽm nhất là hải sản như hàu, sò, ngoài ra còn có gan lợn, thịt bò, thịt gia cầm, thịt lợn, tôm đồng, sữa và phô mai, lòng đỏ trứng. Các loại hạt đậu, đậu phụ, hạt điều, yến mạch, hạt bí đỏ… cũng bổ sung thêm lượng kẽm nhỏ vào chế độ ăn.

Khi được bác sĩ chỉ định dùng thực phẩm chức năng bổ sung kẽm, bạn nên dùng đúng liều lượng để tránh ngộ độc. Giới hạn an toàn khi bổ sung kẽm là 40mg/ngày, nếu dùng quá nhiều có thể gây buồn nôn, đau đầu, đau bụng, nôn mửa. Khi dùng viên uống kẽm, bạn nên bổ sung cùng với thức ăn giàu vitamin C, không nên uống cùng lúc với calci do calci làm tăng bài tiết kẽm.

 
Quỳnh Trang (Theo GoodRx)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng