Ăn cà rốt baby để đẹp da, tăng cường miễn dịch

Nghiên cứu cho thấy ăn cà rốt 3 lần/tuần giúp cải thiện sức khỏe làn da

7 lợi ích sức khỏe khi ăn cà rốt vào mùa Hè

Đừng vội vứt những bộ phận này từ một số loại rau, quả

Thực phẩm tốt giúp giảm cholesterol một cách tự nhiên

Trị mụn bằng nước ép cà rốt ngay tại nhà

Nghiên cứu tại Đại học Samford (Mỹ) cho thấy, thói quen ăn nhẹ với cà rốt baby 3 lần/tuần giúp người trẻ tuổi cải thiện nồng độ carotenoid trên da đáng kể. Nồng độ dưỡng chất thực vật carotenoid còn tăng lên cao hơn khi kết hợp với việc uống vitamin tổng hợp có chứa beta-carotene.

Cà rốt baby hay cà rốt tí hon là loại cà rốt nhỏ, được thu hoạch trước khi đạt kích thước lớn như cà rốt thông thường, thường được ăn sống như một món ăn nhẹ tiện lợi. Carotenoid là sắc tố thực vật tạo nên màu đỏ, cam, vàng của nhiều loại rau củ quả. Beta carotene là một dạng carotenoid có trong thực vật, được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A.

Nồng độ carotenoid trên da ở mức cao có liên quan tới mức độ bảo vệ của các chất chống oxy hóa, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, ung thư. Đây cũng là chỉ dấu phản ánh sức khỏe làn da và chức năng miễn dịch.

Theo học viên cao học Mary Harper Simmons – ngành Khoa học dinh dưỡng, Đại học Samford, nhiều thử nghiệm trước đó cho thấy, tăng khẩu phần trái cây và rau củ mỗi ngày lên 3 lần giúp cải thiện nồng độ carotenoid trên da. Tuy nhiên, trong phát hiện mới này, một thay đổi nhỏ là ăn vặt với món cà rốt baby cũng hiệu quả không kém.

Cà rốt baby có vị ngọt nhẹ, thường được dùng để ăn sống

Cà rốt baby có vị ngọt nhẹ, thường được dùng để ăn sống

Thử nghiệm được thực hiện trên 60 người trẻ tuổi, chia thành nhóm ăn 100gr táo mỗi ngày, 3 ngày/tuần (nhóm đối chứng); Nhóm ăn 100gr cà rốt baby mỗi ngày, 3 ngày/tuần; Nhóm sử dụng vitamin tổng hợp chứa beta-carotene 5 ngày/tuần; Và nhóm kết hợp ăn cà rốt với uống vitamin.

Kết quả chỉ ra rằng, sau 4 tuần, nồng độ carotenoid trên da ở nhóm ăn cà rốt baby tăng lên 10,8%. Đặc biệt, khi ăn cà rốt kết hợp bổ sung vitamin tổng hợp, chỉ số này còn lên tới 21,6%. Hai nhóm còn lại không có sự thay đổi về nồng độ carotenoid trên da.

Phát hiện này cho thấy, khả năng hấp thụ carotenoid khi ăn thực phẩm và sử dụng thực phẩm chức năng có sự khác biệt. Đây là mối quan tâm mà nhóm nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu trong thời gian tới, đặc biệt khi so sánh với các thực phẩm giàu carotenoid khác như khoai lang, rau lá xanh.

 
Quỳnh Trang (Theo Scitech Daily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng