7 vấn đề về trí nhớ thường gặp

Trí nhớ của chúng ta ở mọi lứa tuổi đều có thể gặp 7 vấn đề thường thấy này

3 sự thật thú vị về não bộ

Thực phẩm bổ não giúp cải thiện tình trạng “nhớ nhớ, quên quên”

Những phương pháp giúp thực sự cải thiện trí nhớ

Căng thẳng do đại dịch khiến não bộ của thanh thiếu niên bị lão hóa sớm

Người khỏe mạnh có thể bị mất trí nhớ hoặc biến dạng trí nhớ ở mọi lứa tuổi. Một số khiếm khuyết về trí nhớ này trở nên ngày càng rõ hơn theo tuổi tác, nhưng trừ khi biểu hiện nghiêm trọng và dai dẳng, các vấn đề sau được coi là bình thường và không phải dấu hiệu của bệnh Alzheimer hay các bệnh suy giảm trí nhớ khác.

1. Suy giảm trí nhớ tạm thời

Đây là xu hướng quên đi các sự kiện hoặc sự kiện theo thời gian. Bạn có thể quên các thông tin, kiến thức ngay sau khi vừa học về chúng. Các kiến thức não bộ lưu trữ nếu không được sử dụng thường xuyên có thể bị lãng quên. Khi suy giảm trí nhớ tạm thời, bạn có thể bị lo lắng. Tuy nhiên, theo một số nhà khoa học thần kinh, nó có thể hữu ích cho hệ thần kinh vì giúp xóa đi ký ức không được sử dụng, nhường chỗ cho não lưu trữ ký ức mới, hữu ích hơn.

2. Đãng trí

Kiểu quên này xảy ra khi bạn không chú ý đầy đủ. Bạn có thể không nhớ nơi vừa đặt một đồ vật, do lo nghĩ về nhiều sự việc khác cùng lúc, không tập trung ngay từ đầu. Bạn đang nghĩ về điều gì đó khác (hoặc có lẽ không có gì cụ thể), vì vậy não bộ đã không tạo thành ký ức rõ ràng. Tính đãng trí cũng liên quan đến việc quên làm điều gì đó vào thời gian nhất định, chẳng hạn như uống thuốc hoặc giữ một cuộc hẹn.

đãng trí 2

Đãng trí có thể gặp ở cả người trẻ lẫn người già

3. Tắc nghẽn hoặc nhầm lẫn

Khi dự định trả lời một câu hỏi nhưng bất thình lình, bạn không nhớ ra phải nói gì dù biết câu trả lời. Đây có lẽ là ví dụ quen thuộc nhất về tắc nghẽn, tạm thời không thể truy xuất bộ nhớ. Điều này cũng có thể xảy ra khi não bộ thực hiện chọn lọc giữa các ký ức tương tự nhau, khiến bạn có thể bị nhầm trong suy nghĩ.

Các nhà khoa học cho rằng, theo tiến trình lão hóa tự nhiên, triệu chứng cũng xuất hiện nhiều dần theo tuổi tác. Do đó, người cao tuổi có thể nhớ nhầm tên hoặc không nhớ tên người quen. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chỉ trong vài phút, bạn có thể nhanh chóng lấy lại ký ức nên không cần quá lo lắng.

4. Phân phối sai thông tin

Việc phân bổ sai ký ức có thể khiến bạn nhớ chính xác một phần của sự việc nhưng lại sai một số chi tiết khác; như thời gian, địa điểm hoặc nhân vật trong ký ức. Một kiểu phân bổ sai khác xảy ra khi bạn tin rằng một ý nghĩ mà bạn có là hoàn toàn nguyên bản trong khi trên thực tế, nó đến từ một điều gì đó mà bạn đã đọc hoặc nghe trước đây nhưng đã quên mất. Kiểu phân bổ sai này giải thích các trường hợp đạo văn không cố ý, trong đó một người viết bỏ qua một số thông tin như bản gốc khi họ thực sự đã đọc nó ở đâu đó trước đó.

Cũng như một số chứng suy giảm trí nhớ khác, người cao tuổi cũng thường gặp phải việc phân bổ sai ký ức hơn. Càng lớn tuổi, bộ não của chúng ta càng tiếp thu thông tin ít cụ thể hơn, tập trung và xử lý thông tin chậm hơn. Và khi bạn già đi, ký ức của bạn cũng dần nhiều theo năm tháng, khiến những ký ức cũ càng dễ bị ghi nhớ sai, kém chính xác                .

5. Thích gợi ý

Khi đang cố gắng nhớ lại một sự kiện trong quá khứ, chúng ta có thể đưa ra thông tin sai lệch dưới tác dụng của những câu hỏi dẫn dắt, lời nhận xét, hay gợi ý của người khác. Mặc dù người ta biết rất ít về cách thức hoạt động chính xác của khả năng gợi ý trong não, nhưng nó sẽ đánh lừa tâm trí bạn nghĩ rằng đó là một ký ức thực sự.

thiên vị 3

Sự thiên vị có thể khiến ký ức trong trí nhớ của bạn bị méo mó, không hoàn toàn đúng với sự thật

6. Sự thiên vị

Ngay cả ký ức sắc nét nhất cũng không phải là một bức ảnh chụp thực tế hoàn hảo. Điều này xảy ra khi niềm tin và quan điểm hiện tại của chúng ta vô thức bóp méo ký ức của mình. Có thể tưởng tượng trí nhớ đóng vai trò như một người kể chuyện hơn là một người lưu trữ thông tin. Mục tiêu của nó là duy trì một câu chuyện thống nhất hơn là một bản ghi chép chính xác. Vì thế, nó sẽ góp nhặt những chi tiết để thêu dệt một câu chuyện đúng với niềm tin của chúng ta. Nhưng thường thì chúng ta sẽ không nhận ra điều này, mà cứ đinh ninh rằng trí nhớ của mình hoàn toàn đúng với sự thật.

Mặc dù thái độ và định kiến của mọi người thiên về trí nhớ của họ, nhưng hầu như không có nghiên cứu nào về cơ chế não bộ đằng sau sự thiên vị về trí nhớ hoặc liệu nó có trở nên phổ biến hơn theo tuổi tác hay không.

7. Ám ảnh

Hầu hết mọi người lo lắng về việc quên mọi thứ. Nhưng trong một số trường hợp, người ta bị dày vò bởi những ký ức mà họ ước mình có thể quên đi nhưng không thể. Đó là ám ảnh ký ức về các sự kiện đau buồn, cảm giác tiêu cực và nỗi sợ hãi - đây là một dạng khác của vấn đề trí nhớ. Một số trong những ký ức này phản ánh chính xác các sự kiện kinh hoàng, trong khi những ký ức khác có thể là sự bóp méo tiêu cực của thực tế.

Những người bị trầm cảm đặc biệt dễ có những ký ức ám ảnh, đáng lo ngại. Những người mắc chứng rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (PTSD) cũng vậy. PTSD có thể là kết quả của nhiều loại sang chấn khác nhau — ví dụ, lạm dụng tình dục hoặc trải nghiệm thời chiến. Hồi tưởng, là những ký ức dai dẳng, xâm nhập về sự kiện đau buồn, là một đặc điểm cốt lõi của PTSD.

trí nhớ 7

Vấn đề đãng trí, ám ảnh ký ức, nhớ ngắn hạn, nhầm lẫn,... được coi là bình thường khi chưa có biểu hiện nghiêm trọng hay dai dẳng

 

 

Phiêu Link (Theo Havard Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kiến thức sống khỏe