Nhịn ăn sao cho an toàn?

Nhịn ăn có thể đem lại lợi ích sức khỏe chỉ khi thực hiện đúng cách

5 thực phẩm cần hạn chế để làm chậm quá trình lão hóa

4 loại trái cây tốt cho thận

9 nhóm thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Phương pháp nhịn ăn 36 tiếng của Thủ tướng Anh

Các phương pháp nhịn ăn phổ biến

Theo bác sĩ Nizar Zein – chuyên gia về gan tại Hệ thống Y tế Cleveland Clinic (Mỹ), có rất nhiều phương pháp nhịn ăn (fasting). Có chế độ nhịn ăn yêu cầu kiêng một số thực phẩm nhất định như carbohydrate, chất béo tương tự như chế độ Keto.

Đôi khi, người nhịn ăn không được ăn, thậm chí không cả uống trong vài giờ, thậm chí lâu hơn một ngày. Chỉ riêng phương pháp nhịn ăn gián đoạn (intermittent fasting) đã có nhiều cách thực hiện, luân phiên thay đổi giữa khoảng thời gian ăn và thời gian nhịn, với mục tiêu chính là cắt giảm calorie.

Nhiều tôn giáo, tín ngưỡng thực hành nhịn ăn như một phương pháp cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Việc nhịn ăn cũng cần thiết trước khi phẫu thuật, làm xét nghiệm máu hoặc các chẩn đoán hình ảnh khác.

Làm thế nào để nhịn ăn an toàn?

Trước khi bắt đầu bất cứ phương pháp nhịn ăn kéo dài, BS. Zein khuyên bạn nên trao đổi với bác sĩ đang chăm sóc, điều trị cho bạn. Dưới góc độ sức khỏe, BS. Zein cho hay, đối tượng không nên nhịn ăn hoàn toàn gồm: Người đang mắc bệnh đái tháo đường và gặp khó khăn trong việc ổn định đường huyết; Người mắc bệnh thận mạn; Đang cho con bú; Người thiếu cân; Người đang trong giai đoạn phục hồi; Người mắc chứng rối loạn ăn uống.

Với người có ý định nhịn ăn tạm thời để chuẩn bị phẫu thuật hoặc vì lý do tín ngưỡng, bạn cần chuẩn bị từ trước để cơ thể thích nghi với giai đoạn này.

BS. Zein gợi ý một vài bí quyết giúp duy trì sức khỏe, đảm bảo năng lượng trong giai đoạn nhịn ăn:

Bắt đầu chậm rãi

Ngừng ăn uống đột ngột có thể khiến cơ thể không kịp làm quen. Trước giai đoạn nhịn ăn vài ngày hoặc vài tuần, bạn nên từ từ cắt giảm lượng thực phẩm và đồ uống trong thực đơn.

Cắt giảm đường trước khi nhịn ăn

Trước khi nhịn ăn, bạn nên bổ sung năng lượng với thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp

Trước khi nhịn ăn, bạn nên bổ sung năng lượng với thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp

BS. Zein cho hạy, trước khi bắt đầu giai đoạn nhịn ăn, bạn nên hạn chế sử dụng đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường. Ăn bánh quy, uống nước ngọt có thể khiến đường huyết tăng cao rồi sụt giảm nhanh sau 1-2 tiếng, hậu quả là bạn sẽ nhanh đói, thậm chí mệt mỏi.

Phải nhịn ăn trong trạng thái này dễ gây ra tình trạng cáu bẳn, ảnh hưởng tới mối quan hệ của bạn với mọi người xung quanh. Để duy trì năng lượng lâu dài, bạn nên ăn thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp như gạo lứt, khoai, ngũ cốc nguyên hạt cùng protein (thịt, đậu).

Dùng thuốc khoa học

Giai đoạn nhịn ăn ảnh hưởng khá nhiều tới lịch uống thuốc. Vì vậy, bạn nên trao đổi kỹ càng với bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý như chống co giật.

Uống nhiều nước

Cung cấp đủ nước cho cơ thể trong giai đoạn nhịn ăn

Cung cấp đủ nước cho cơ thể trong giai đoạn nhịn ăn

Một số tôn giáo yêu cầu nhịn ăn hoàn toàn, thậm chí không được uống nước trong vòng nhiều giờ. Trong trường hợp đó, bạn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể từ sớm để tránh nguy cơ mất nước nghiêm trọng.

Người nhịn ăn gián đoạn thông thường nên bổ sung nhiều nước hơn trong giai đoạn nhịn ăn để duy trì năng lượng, đồng thời giảm triệu chứng co thắt dạ dày, bồn chồn, đau đầu do đói.

Hạn chế vận động mạnh

Trong giai đoạn nhịn ăn, tốt hơn hết bạn nên hạn chế vận động mạnh, đặc biệt là các bài tập cường độ cao. Đây là lúc cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, bạn nên dự trữ năng lượng cho các hoạt động thường ngày quan trọng hơn.

Nạp lại năng lượng từ từ

Khi khung giờ nhịn ăn kết thúc, bạn sẽ cảm thấy đói tới mức có thể “ăn cả thế giới”. Tuy nhiên, BS. Zein khuyến nghị, thay vì tự thưởng cho bản thân một bữa tiệc thịnh soạn, bạn nên nạp lại năng lượng từ từ. Ăn quá nhiều trong một bữa có thể làm đường huyết tăng đột ngột, đi kèm với cảm giác mệt mỏi, uể oải. Tốt hơn hết, bạn nên chia nhỏ làm 2-3 bữa ăn để bổ sung năng lượng dần dần.

 
Quỳnh Trang (Theo Cleveland Clinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng