- Chuyên đề:
- Tăng huyết áp
Người bệnh tăng huyết áp nên hạn chế các món ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn
Huyết áp lên xuống khi thay đổi thời tiết - cần làm gì để cải thiện?
5 bài tập người bệnh tăng huyết áp cần tránh để bảo vệ sức khỏe
Tăng huyết áp ảnh hưởng tới mắt như thế nào?
Thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không?
Thói quen ăn uống và bệnh lý tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, não, mạch máu và nhiều các cơ quan trong cơ thể. Người bệnh được chẩn đoán tăng huyết áp khi kết quả đo huyết áp tâm thu từ 140 và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.
Theo các chuyên gia, điều đầu tiên nên làm khi được chẩn đoán tăng huyết áp và bỏ thói quen ăn thực phẩm nhiều muối và chất béo bão hòa. Đây là thành phần thường được thêm vào đồ ăn nhanh, đồ ăn tại các nhà hàng và thực phẩm “siêu chế biến”.
Đa phần thực phẩm “siêu chế biến” như bimbim, bánh kẹo, nước ngọt… được bổ sung nhiều đường, muối, chất béo và chất bảo quản. Trong đó, ăn mặn là yếu tố hàng đầu dẫn tới tăng huyết áp. Chế độ ăn quá nhiều muối làm cơ thể giữ nước nhiều hơn, thể tích máu tăng và tạo áp lực lên thành mạch máu.
Lạm dụng đồ ăn nhanh nhiều đường và chất béo bão hòa, đồng thời lười ăn thực phẩm toàn phần (như rau củ tươi, ngũ cốc nguyên hạt) cũng kéo theo các yếu tố nguy cơ như béo phì, tăng mỡ máu, góp phần dẫn đến tăng huyết áp.
Thỉnh thoảng, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức các món ăn nhanh như pizza, khoai tây chiên. Tuy nhiên, không nên ăn quá thường xuyên và thay cho các món chính. Ước tính tại Mỹ cho thấy, thực phẩm “siêu chế biến” cung cấp tới 58% tổng lượng calo nạp vào mỗi ngày.
Biện pháp kiểm soát huyết áp từ thói quen lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh góp phần kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Người bệnh tăng huyết áp nên thực hiện một số thói quen đơn giản như:
Nấu ăn tại nhà
Nghiên cứu cho thấy, người chỉ ăn 1 bữa cơm nhà nấu mỗi ngày nạp vào cơ thể nhiều muối hơn 7%. Việc tự nấu ăn tại nhà cho phép bạn kiểm soát lượng muối, đường và chất béo bão hòa có thể làm hại sức khỏe tim mạch.
Một vài gợi ý bao gồm tự chuẩn bị bữa sáng tại nhà với yến mạch ngâm qua đêm, nấu sẵn các món ăn ngón lành mạnh với thịt gà, rau củ chuẩn bị cho bữa tối.
Trên mâm cơm, nên hạn chế để bát nước chấm khi các món ăn đã được nêm nếm đậm đà. Bạn có thể thử pha loãng bát nước mắm và thêm các gia vị như chanh, tỏi, tiêu, ớt… để quen với thực phẩm giảm mặn. Bỏ thói quen chấm trái cây với các loại muối tôm, muối ô mai, bột canh.
Giải tỏa stress
Nghiên cứu cho thấy, người thường xuyên stress có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn 61% so với người ít khi bị căng thẳng, áp lực. Stress còn khiến bạn thèm ăn một số thực phẩm kém lành mạnh như đồ ngọt, các món chiên rán.
Để giải tỏa căng thẳng, bạn có thể bắt đầu với các biện pháp nhỏ như dành nhiều thời gian để chăm sóc bản thân như dưỡng da hàng ngày, tắt điện thoại để uống trà, trò chuyện và tâm sự với bạn bè.
Tập thể dục đều đặn
Bên cạnh chế độ ăn, thói quen tập thể dục cũng góp phần kiểm soát huyết áp hiệu quả. Hoạt động thể chất nào cũng có lợi với sức khỏe tim, kể cả việc làm vườn, chơi bóng đá cùng con cái.
Bình luận của bạn