Các thực phẩm, thực phẩm bổ sung tốt cho người bệnh Parkinson

Thực phẩm giàu probiotics, chất chống oxy hóa rất tốt cho người bệnh Parkinson

Hướng đi mới: Sản xuất thuốc điều trị bệnh Parkinson từ cà chua

Giới tính, tuổi tác, yếu tố gia đình làm tăng nguy cơ mắc Parkinson?

Mối liên hệ giữa bệnh Parkinson và tình trạng rối loạn giấc ngủ

Kiểm soát bệnh Parkinson bằng chế độ ăn Địa Trung Hải

Thực phẩm giàu probiotics

Đây là các thực phẩm có chứa các vi sinh vật (các lợi khuẩn hoặc nấm men) tốt cho sức khỏe, giúp thúc đẩy cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung các thực phẩm giàu probiotics (như sữa chua, kefir, kimchi…) có thể giúp kiểm soát triệu chứng táo bón ở người bệnh Parkinson.

Thực phẩm giàu probiotics giúp giảm rối loạn tiêu hóa cho người bệnh Parkinson

Thêm vào đó, các thực phẩm giàu probiotics cũng có thể giúp khắc phục hội chứng loạn khuẩn ở ruột non. Đây là tình trạng các vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức (gấp khoảng 100 - 1.000 lần số lượng bình thường) và gây ra các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, giảm cân. Hội chứng loạn khuẩn ở ruột non cũng có xu hướng phổ biến hơn với người bệnh Parkinson so với người không mắc bệnh.

Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Chế độ ăn nhiều các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (như các loại rau củ, trái cây, quả mọng, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và quả hạch…) có thể chống lại các gốc tự do, giảm tình trạng stress oxy hóa gây tổn thương tế bào. Do đó, ăn nhiều các thực phẩm này có thể giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, tế bào não cho người bệnh Parkinson.

Trà và cà phê

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nồng độ caffeine cao có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Theo đó, caffeine và các chất oxy hóa mạnh mẽ có nhiều trong các thức uống như cà phê, trà… có thể góp phần bảo vệ các tế bào thần kinh trong não. Thực tế cho thấy cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thói quen uống trà, cà phê thường xuyên giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh Parkinson.

Nghiên cứu từ Trường Y Rutgers-Robert Wood Johnson (Mỹ) cho thấy caffeine và eicosanoyl-5-hydroxytryptamide (EHT) trong cà phê có thể kết hợp cùng nhau để ngăn chặn các thay đổi sinh hóa liên quan đến sự phát triển của bệnh Parkinson.

Một nghiên cứu khác trên động vật cũng chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa trong trà đen có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn cần thêm các nghiên cứu khác để xác định chính xác ngoài caffeine, các chất nào trong trà có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Parkinson.

Với người đã mắc bệnh Parkinson, các chuyên gia vẫn đang cố gắng tìm hiểu liệu bổ sung caffeine có giúp khắc phục triệu chứng bệnh hay không. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên bổ sung caffeine ở lượng vừa phải có thể giúp cải thiện khả năng vận động, cải thiện các triệu chứng không thuộc vận động trong vòng 4 năm sau chẩn đoán bệnh Parkinson.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Apdaparkinson)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng