Chất tạo ngọt nhân tạo có ngăn ngừa tăng cân?

Chất tạo ngọt nhân tạo có tốt cho sức khỏe?

Top 10 chất tạo ngọt tự nhiên tốt nhất cho sức khoẻ (P2)

Top 10 chất tạo ngọt tự nhiên tốt nhất cho sức khoẻ (P1)

Lạnh người với những sự thật đáng sợ về chất ngọt nhân tạo

Hảo ngọt nhưng phải kiêng đường: Giải pháp nào?

TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard trả lời: 

Chào bạn!

Như bạn vẫn biết, ăn nhiều đường mỗi ngày không tốt cho bạn. Đường chứa lượng calorie hấp thu dễ dàng, điều đó có thể khiến bạn khó giảm cân, nó cũng làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2.

Các loại thức uống giải khát chứa chất tạo ngọt nhân tạo và nước ép trái cây cũng là những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Hiện nay, các chất làm ngọt nhân tạo không calorie như saccharine, sucralose và aspartame đã và đang được nhiều người ưa chuộng.

Giống như bạn, tôi đã cũng hay uống các loại đồ uống chứa chất tạo ngọt nhân tạo để “ăn kiêng” suốt một thời gian dài.  

Chất làm ngọt nhân tạo có mùi vị ngọt ngào tương đương, thậm chí ngọt hơn đường, nhưng hầu như không chứa calorie.

Trước đây, tôi từng đề cập rằng một số bằng chứng cho thấy chất làm ngọt nhân tạo có thể làm tăng cảm giác thèm ăn các thực phẩm chứa đường. Đó chắc chắn không phải là một điều tốt. Tuy nhiên, theo tôi điều này chưa có cơ sở vững chắc.

Chất tạo ngọt nhân tạo có vị ngọt tương đương đường tinh luyện

Nhưng một nghiên cứu khoa học xuất bản trên tạp chí uy tín Nature khiến tôi phải thay đổi suy nghĩ. Trên thực tế, các loại thực phẩm có chứa carbohydrate (tinh bột). Carbohydrate tương đương với dạng chuỗi chứa nhiều liên kết. Khi chúng đưa vào đường ruột, các chuỗi sẽ được phân tách bởi quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, phân tử đường được tạo thành từ chuỗi đơn, dễ dàng phân tách và di chuyển thẳng vào máu. Đường đơn chỉ gồm 1 – 2 phân tử đường như glucose. Khi bác sỹ tiến hành đo lượng đường trong máu, đó chính là đo lượng glucose. Bất cứ loại thực phẩm nào cũng có chứa calorie. Đường ruột của chúng ta chứa hành nghìn tỷ các loại vi khuẩn khác nhau. Một số loại rất giỏi phá vỡ carbohydrate thành glucose, một số loại khác thì không. 

Các nghiên cứu gần đây cho thấy chất làm ngọt nhân tạo có thể khuyến khích sự phát triển của các loại vi khuẩn tạo ra glucose và khiến chúng ta hấp thụ nhiều calorie hơn. Nói cách khác, dù chất làm ngọt nhân tạo không chứa calo, chúng vẫn có thể khiến chúng ta hấp thụ nhiều calo hơn, từ đó làm tăng nguy cơ béo phì và đái tháo đường type 2.

Bạn cần lưu tâm đến điều này và lựa chọn những loại thực phẩm thực sự phù hợp với sức khỏe!

Chúc bạn sức khỏe!

Dưỡng chất thực vật (phytonutrient) là gì? - Ảnh 7**TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.

TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).

Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K”.




Hoài Thương H+ (Theo Askdoctork.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng