"Quên" bổ sung choline, cẩn thận mắc bệnh về gan

Thực phẩm giàu choline giúp phòng ngừa bệnh về gan, bệnh thoái hóa thần kinh

Lợi ích của choline với sức khỏe bạn không thể bỏ qua

Bà bầu bổ sung choline giúp bé thông minh hơn

Lòng trắng và lòng đỏ trứng: So sánh giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe

Vì sao bạn nên ăn lòng đỏ trứng?

Choline là gì?

Choline là một chất dinh dưỡng có thể hòa tan trong nước. Choline có tác dụng giống vitamin nhóm B, acid folic, riboflavin, giúp xây dựng màng tế bào và vận chuyển chất dinh dưỡng ra vào tế bào. Choline tham gia vào nhiều quá trình khác nhau bao gồm quá trình chuyển hóa, vận chuyển lipid, methyl hóa và tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh.

Choline đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động hỗ trợ cơ thể. Nó giúp phát triển não bộ, kiểm soát chức năng vận động, cơ bắp, chức năng hệ thần kinh và các quá trình trao đổi chất. Choline hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả, phòng bệnh về gan bởi nó có thể gắn kết với các độc tố, tạo ra một chất hòa tan giúp độc tố được bài tiết hiệu quả hơn.

Thiếu choline có thể dẫn đến bệnh về gan, bệnh thoái hóa thần kinh

Choline giúp các màng tế bào hoạt động bình thường. Nó cũng hỗ trợ cho việc giao tiếp giữa các tế bào. Theo nhiều nghiên cứu, choline có thể giúp tăng cường chức năng não bộ và phòng ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh.

Phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như acid folic, calci, sắt… để giúp em bé tăng trưởng và phát triển bình thường, ngăn ngừa các bệnh tật. Một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai cũng nên bổ sung choline. Nó giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh, bao gồm bệnh về não, đốt sống. Khi mẹ bổ sung đầy đủ choline, trẻ có thể phát triển não bộ, trí thông minh, trí nhớ, cảm xúc tốt hơn.

Bổ sung choline như thế nào?

Thực phẩm giàu choline bao gồm lòng đỏ trứng, thịt động vật, cây họ cải

Thiếu hụt choline có thể dẫn đến tổn thương gan, bệnh về gan, tổn thương cơ bắp. Đôi khi, nó có thể gây tích tự chất béo ở trong gan, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan và ung thư gan.

Cơ thể bạn có thể tạo ra một lượng nhỏ choline ở trong gan nhưng bạn vẫn cần bổ sung chúng từ thực phẩm hàng ngày. Chưa có con số chính xác về lượng choline cần bổ sung hàng ngày. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên nhắm tới con số 550mg đối với nam giới từ 14 tuổi trở lên và 425mg đối với phụ nữ từ 19 tuổi trở lên mỗi ngày. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 450mg choline mỗi ngày và các bà mẹ cho con bú có thể cần nhiều hơn 550mg choline mỗi ngày.

Nguồn cung cấp choline từ tự nhiên khá phong phú. Bạn có thể dễ dàng bổ sung choline từ lòng đỏ trứng, tôm, sò điệp, thịt bò, đậu phộng, cải xoăn, cải bắp, súp lơ, yến mạch… Thịt động vật, trứng gà có nhiều choline hơn thực vật vì thế, nếu bạn ăn chay, hãy cố gắng ăn nhiều các loại rau họ cải để có đủ choline hàng ngày.

Trịnh Tây H+ (Theo thehealthy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng