Sắt là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể
Lợi ích của collagen với phái nữ
Tăng protein trong khẩu phần ăn sao cho tối ưu?
Bà bầu cần bổ sung vi chất nào để có thai kỳ khỏe mạnh?
Vitamin D giúp hạ huyết áp ở nhóm người cao tuổi?
Tác động của sắt đến sức khỏe đường ruột
Thực phẩm bổ sung sắt thường được bác sĩ kê đơn cho người được chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt. Cơ thể cần vi chất này để sản xuất máu, với khoảng 70% chất sắt của cơ thể được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu máu gọi là huyết sắc tố (hemoglobin).
Sắt có trong thực phẩm ở hai dạng sắt heme (trong thịt, hải sản) và sắt non-heme (đa phần trong thực vật). Trong thực phẩm bổ sung, sắt thường ở dạng sắt fumerate, sắt sulfate hoặc sắt gluconate.
Biểu hiện hay gặp ở người bị thiếu sắt gồm thiếu máu, mệt mỏi, da tái, chóng mặt. Phụ nữ đang có kinh nguyệt, Phụ nữ mang thai, người hiến máu thường xuyên, ăn chay… là một vài đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao hơn cả và cần bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều sắt chưa chắc đã tốt. Nghiên cứu năm 2022 trên tạp chí Y học về Ung thư (Cancer Medicine) cho thấy, bổ sung quá nhiều sắt có liên quan đến nguy cơ ung thư đại tràng và ung thư phổi. Theo PGS.BS James Cox, Trường Y Burnett, Đại học Texas Christian (Mỹ), lượng sắt dư thừa có thể kích thích tế bào ung thư phát triển.
Bên cạnh đó, tình trạng thừa sắt có thể kích thích hiện tượng stress oxy hóa và nhiều tổn thương khác trong cơ thể có thể dẫn tới ung thư.
Ngược lại, thiếu sắt cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch, cản trở khả năng tiêu diệt các tế bào bất thường, khiến khối u tăng trưởng và lan rộng. Vì thế, việc bổ sung sắt không nên lạm dụng mà cần thực hiện đúng với tư vấn của bác sĩ.
Bổ sung sắt hợp lý để tránh thừa vi chất này
Bổ sung sắt liều cao trong thời gian dài có thể dẫn đến tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, tiêu chảy. Trong trường hợp bổ sung lượng sắt quá mức có thể gây ngộ độc cấp với triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, ảnh hưởng đến hệ tim mạch, thần kinh, gan. Nếu gặp tình trạng này khi bổ sung sắt, cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, không được chờ đợi bệnh tự thuyên giảm.
Theo WebMD, người lớn và trẻ em từ 14 tuổi trở lên không nên bổ sung quá 45mg sắt mỗi ngày. Trẻ em dưới 14 tuổi không nên dùng quá 40mg sắt mỗi ngày. Tốt hơn hết, cần sử dụng viên uống bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ, uống đúng liều và vào cùng một thời điểm mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Với tác dụng phụ táo bón, người đang bổ sung sắt nên ăn nhiều rau xanh và quả chín để vừa giảm táo bón, vừa cung cấp vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt.
Bình luận của bạn