Nguyên nhân khiến bạn thức giấc lúc nửa đêm

Thói quen uống rượu, hút thuốc trước khi ngủ khiến bạn dễ thức giấc lúc nửa đêm

6 thực phẩm gây mất ngủ bạn nên tránh

Ưu điểm và nhược điểm của các loại thuốc mất ngủ, an thần

Tìm lại giấc ngủ ngon tuổi mãn kinh

Những điều cần biết về mất ngủ

Hay tỉnh giấc vào nửa đêm và khó ngủ lại là một trong những triệu chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp. Giấc ngủ không ngon về đêm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và khả năng học tập, làm việc vào buổi sáng hôm sau.

Trước khi tìm đến sự trợ giúp của thuốc ngủ, bạn có thể chủ động hạn chế các nguyên nhân, thói quen khiến bạn thức giấc bất chợt vào nửa đêm, rạng sáng. Nếu bạn đã khắc phục các yếu tố này mà giấc ngủ không cải thiện, hãy đi khám để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Phòng ngủ quá nóng

Trong mùa Hè, không khí oi nóng là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn ngủ không ngon giấc. Nhiệt độ cơ thể thường tăng cao vào sáng sớm, báo hiệu cảm giác tỉnh táo. Tuy nhiên, nếu phòng ngủ của bạn quá nóng, cơ thể sẽ chợt tỉnh giấc vào nửa đêm, nhất là khi bạn đổ quá nhiều mồ hôi.

Các gia đình có thể bật điều hòa khi đi ngủ vào ban đêm, lựa chọn đồ ngủ, chăn và nệm phù hợp với thời tiết để không bị cái nóng đánh thức. Trong trường hợp không có điều hòa, bạn nên mở cửa để tận dụng luồng gió mát tự nhiên vào buổi tối, bật quạt và đắp khăn lạnh lên những vùng cơ thể nóng (cổ, bên trong khuỷu tay).

Dùng điện thoại trước giờ ngủ

Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại cản trở giấc ngủ

Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại cản trở giấc ngủ

Lướt điện thoại thường là hoạt động cuối cùng chúng ta làm trước khi chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, ánh sáng xanh từ màn hình smartphone có thể cản trở đồng hồ sinh học của cơ thể, hạn chế sản xuất melatonin – một hormone có tác dụng báo hiệu giấc ngủ. Khi đó, bạn dễ tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, khiến giấc ngủ suy giảm.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể bỏ thói quen mang theo điện thoại lên giường ngủ. Khoảng 2 tiếng trước giờ ngủ, hãy dừng sử dụng smartphone, máy tính. Thay vào đó, bạn nên thử các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc, thiền định.

Uống rượu, hút thuốc trước giờ ngủ

Cà phê không phải thức uống duy nhất khiến bạn trằn trọc vào ban đêm. Uống rượu trước giờ ngủ khiến bạn nhanh chóng vào giấc nhưng lại dễ thức dậy vào nửa đêm, trước khi cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ. Giống như cà phê, rượu cũng là chất lợi tiểu, khiến bạn dễ bừng tỉnh lúc nửa đêm để chạy vào WC.

Nicotine trong khói thuốc lá cũng là một chất kích thích,  có tác dụng tiêu cực với đồng hồ sinh học, gây cản trở giấc ngủ của bạn. Để nâng cao chất lượng giấc ngủ, bạn nên cắt giảm rượu và thuốc lá, hạn chế sử dụng chúng vào buổi tối.

Một số bệnh lý thường gặp

Cơn trào ngược dạ dày - thực quản khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc

Cơn trào ngược dạ dày - thực quản khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc

Nhiều vấn đề về tâm lý và sức khỏe có thể cản trở giấc ngủ, khiến bạn trằn trọc và tỉnh giấc lúc nửa đêm. Phổ biến nhất là chứng ngưng thở khi ngủ, xuất hiện khi người bệnh ngưng thở hoàn toàn ít nhất 10 lần trong giấc ngủ. Tình trạng này dễ gặp ở người thừa cân, béo phì. Nếu bạn thường xuyên ngủ ngáy to, thấy miệng khô khi thức giấc, mệt mỏi vào ban ngày, hãy đi khám để được tư vấn.

Trầm cảm, rối loạn lo âu cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ. Đặc biệt, khi tỉnh giấc lúc nữa đêm, người bệnh dễ có những suy nghĩ tiêu cực và khó ngủ trở lại. Đây cũng là bệnh lý cần được tư vấn tâm lý và điều trị đúng đắn.

Ngoài ra, các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu cũng có thể khiến bạn thức giấc nhiều lần trong giấc ngủ. Người bị trào ngược dạ dày – thực quản dễ bị ho, đau rát ngực khi nằm. Để khắc phục nguyên nhân này, bạn nên tránh ăn quá no gần giờ ngủ, tuân thủ thuốc điều trị và hạn chế ăn đồ chua, cay.

 
Quỳnh Trang (Theo CNET)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp