Dũa móng tay sai cách sẽ ảnh hưởng đến chất lượng móng và thẩm mỹ
Dán móng tay giả và những rủi ro đi kèm bạn cần biết
Triệu chứng ở móng tay cảnh báo bệnh nguy hiểm
Mẹo làm trắng móng tay bị ngả vàng
Nguyên nhân móng ngả màu vàng?
1. Dũa móng khi còn ướt
Nhiều người có thói quen dũa móng ngay sau khi rửa tay, tắm hoặc ngâm móng để làm mềm. Tuy nhiên, theo TS.BS Brendan Camp thuộc Trung tâm phẫu thuật Thẩm mỹ và Da liễu Y khoa MDCS Dermatology (Mỹ), móng tay khi ướt sẽ yếu và dễ bị tổn thương hơn bình thường. Dũa trong tình trạng này khiến phần đầu móng dễ tách lớp, giòn, thậm chí bị gãy ngay sau đó.
Giải pháp: Luôn đảm bảo móng tay khô hoàn toàn trước khi bắt đầu dũa. Có thể rửa tay, lau khô kỹ rồi chờ thêm vài phút trước khi thực hiện thao tác.
2. Dũa theo hai chiều
Một sai lầm phổ biến khác là di chuyển dũa qua lại theo hai chiều như dùng cưa. Việc này khiến đầu móng bị xơ, tạo ra các vết nứt nhỏ li ti dễ dẫn đến gãy móng sau một thời gian.
Giải pháp: Chỉ nên dũa theo một chiều từ ngoài móng nhẹ nhàng đưa vào giữa rồi lặp lại với bên còn lại.
3. Dũa móng mà không có định hình rõ ràng
Nhiều người bắt đầu dũa móng mà không biết rõ mình muốn móng có hình dáng như thế nào. Điều này dẫn đến móng bị dũa lệch, mất cân đối, hoặc bị "lai tạp" giữa các hình dạng khác nhau.
Giải pháp: Trước khi bắt đầu, hãy xác định rõ kiểu móng bạn muốn. Với người mới, móng tròn thường dễ thực hiện và phù hợp với hầu hết hình dạng bàn tay. Ngoài ra, hãy cân nhắc độ dài móng và mức độ tiện lợi trong sinh hoạt hằng ngày.
4. Dùng sai loại dũa móng
Không phải loại dũa nào cũng phù hợp với mọi loại móng. Dũa giấy (thường dùng một lần) có độ nhám cao, phù hợp với móng giả như acrylic hay bột nhúng. Ngược lại, dũa thủy tinh sẽ có bề mặt mịn, ít gây hại cho móng tự nhiên và có thể tái sử dụng.

Thông số grit trên dũa càng cao thì độ mịn càng lớn.
Giải pháp: Chọn loại dũa phù hợp với chất liệu móng của bạn. Nếu dùng dũa thủy tinh, hãy vệ sinh thường xuyên để tránh tích tụ vi khuẩn. Ngoài ra, hãy để ý đến thông số "grit" (độ nhám) – số càng cao thì dũa càng mịn, phù hợp với việc hoàn thiện và làm mượt móng.
5. Dũa móng quá nhiều hoặc quá ít
Việc dũa móng quá thường xuyên có thể khiến móng mỏng, yếu đi và dễ gãy. Trong khi đó, để móng mọc dài quá lâu mà không dũa lại khiến việc định hình trở nên khó khăn, móng dễ mọc lệch hoặc bị vướng khi làm việc.
Giải pháp: Nên dũa móng khoảng một lần mỗi tuần để giữ dáng móng gọn gàng, đồng thời không ảnh hưởng đến cấu trúc móng. Tuy nhiên, tần suất có thể điều chỉnh tùy theo tốc độ mọc móng và sở thích cá nhân.
Một vài lưu ý quan trọng khác
- Luôn cắt móng trước khi dũa nếu móng quá dài. Việc này giúp bạn dễ định hình hơn và tránh tạo áp lực khi dũa.
- Hướng móng tay về phía bạn khi dũa. Điều này giúp bạn dễ kiểm soát đường dũa hơn so với kiểu dũa ngược ra ngoài như thợ chuyên nghiệp.
- Đừng quên bước dưỡng sau cùng. Sau khi dũa xong, hãy thoa một lớp dầu dưỡng móng hoặc dầu biểu bì để giúp móng phục hồi và mềm mại hơn.
- Đánh bóng nhẹ sau khi dũa. Điều này giúp loại bỏ phần gồ ghề còn sót lại, cho móng bề mặt nhẵn mịn hơn.
Như vậy, dũa móng không đơn thuần là thao tác làm đẹp mà còn là bước chăm sóc giúp móng khỏe và bền hơn. Với vài điều chỉnh nhỏ và một chút kiên nhẫn, bạn hoàn toàn có thể tự tạo dáng móng đẹp ngay tại nhà mà không cần ra tiệm.
Bình luận của bạn