"Ngủ ngon" sẽ là xu hướng sức khỏe nổi bật nhất 2025

Giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể

6 quan niệm sai lầm về giấc ngủ

5 loại thực phẩm tự nhiên giúp kiềm chế cơn đói

“Nợ” giấc ngủ, bù sao cho đủ?

Triệu chứng bất thường cảnh báo chứng ngưng thở khi ngủ

Giấc ngủ chất lượng (6-8 tiếng mỗi đêm) không chỉ giúp cơ thể phục hồi mà còn là yếu tố quyết định đến sức khỏe tổng thể. Mặc dù khi còn trẻ, nhiều người thường không chú trọng đến giấc ngủ, nhưng khi trưởng thành, ai cũng nhận thấy tầm quan trọng của nó đối với tinh thần và thể chất.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại với nhịp sống bận rộn và nhiều áp lực, việc duy trì giấc ngủ ngon lại trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Theo tiến sĩ Lilly-Marie Blecher, Giám đốc Y tế tại Soneva (Maldives), môi trường sống ở thành phố với ánh sáng nhân tạo, tiếng ồn và sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên khiến cơ thể khó duy trì nhịp sinh học tự nhiên, từ đó làm gián đoạn giấc ngủ. Khi thiếu ngủ, cơ thể không có đủ thời gian để phục hồi, ảnh hưởng đến năng lượng, sự tỉnh táo và các chức năng cơ thể khác.

Chuyên gia dinh dưỡng Samreedhi Goel tại The Fitness Studio (Ấn Độ) cũng nhấn mạnh, việc thiếu ngủ không chỉ làm gia tăng cảm giác căng thẳng, lo âu mà còn tác động xấu đến chế độ ăn uống. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, sự thèm ăn tăng lên, khiến việc kiểm soát khẩu phần ăn trở nên khó khăn. Ngoài ra, thiếu ngủ còn làm suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường và các vấn đề sức khỏe lâu dài khác.

Tầm quan trọng của việc chăm sóc giấc ngủ

Chăm sóc giấc ngủ là lựa chọn quan trọng để bảo vệ sức khỏe lâu dài

Chăm sóc giấc ngủ là lựa chọn quan trọng để bảo vệ sức khỏe lâu dài

Dù việc chăm sóc giấc ngủ đang là một xu hướng sức khỏe nổi bật, nhưng nó không chỉ là một mốt ngắn hạn mà là một lựa chọn lâu dài cho sức khỏe. Hiện nay, nhiều người hay "cắt xén" thời gian ngủ bằng các thói quen như xem phim khuya, tụ tập bạn bè hay ăn uống muộn. Những điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn tác động xấu đến sức khỏe trong dài hạn.

Bên cạnh đó, môi trường sống xung quanh cũng đóng vai trò quan trọng trong chất lượng giấc ngủ. Theo tiến sĩ Blecher, yếu tố như ánh sáng, tiếng ồn, ô nhiễm không khí và nhiệt độ không ổn định đều tác động trực tiếp đến khả năng ngủ ngon. Vì vậy, việc tạo ra một không gian ngủ lý tưởng là điều cần thiết để đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

Giải pháp để có giấc ngủ ngon

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn có thể thực hiện một số thói quen đơn giản sau đây:

- Tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ: Hãy tránh sử dụng điện thoại hoặc xem TV ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Thay vào đó, bạn có thể đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc thiền để thư giãn tâm trí.

- Cải thiện môi trường ngủ: Đảm bảo phòng ngủ của bạn tối, yên tĩnh và mát mẻ. Sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng nếu bạn sống ở khu vực ồn ào. Một không gian yên tĩnh sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

- Tập thể dục đều đặn: Các bài tập thể dục giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, tránh tập luyện cường độ cao vào buổi tối vì có thể làm tăng sự tỉnh táo, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

- Ăn sáng đầy đủ: Bữa sáng giàu protein sẽ giúp bạn duy trì năng lượng suốt cả ngày. Hãy ăn sáng trong vòng 1 giờ sau khi thức dậy và tránh uống cà phê quá sớm, vì điều này có thể làm gián đoạn đồng hồ sinh học của cơ thể.

- Tận hưởng ánh sáng tự nhiên: Cố gắng ra ngoài vào buổi sáng để đón ánh sáng mặt trời và thư giãn dưới ánh trăng vào buổi tối. Điều này giúp cơ thể điều chỉnh nhịp sinh học và cải thiện giấc ngủ.

 
Đào Dung (Theo Vogue Arabia)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp