Tại sao bạn cần chú ý đến sức khỏe của xương khi bắt đầu có tuổi?

Bạn có thể làm chậm quá trình mất xương bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, phù hợp hơn

Muốn xương chắc khoẻ không thể thiếu 5 vitamin này

Rèn luyện hiệu quả hơn với kỹ thuật đi bộ kiểu Bắc Âu

Đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi

Tuổi tác ảnh hưởng tới đôi bàn chân ra sao?

Ngay từ khi còn nhỏ, xương của bạn đã không ngừng phát triển, tạo ra các mô mới. Khi đó, collagen (một loại protein quan trọng) sẽ giúp tạo ra một lớp khung để xương có thể phát triển. Lớp khung này chứa các khoáng chất như calci, phospho, giúp xương cứng và chắc khỏe hơn.

Bên trong xương có những tế bào chuyên biệt giúp xây dựng các tế bào xương mới, đồng thời phá vỡ các tế bào cũ. Theo đó, nguyên bào xương (osteoblast) có nhiệm vụ giúp tổng hợp, sản sinh các mô xương mới. Trong khi đó, tế bào hủy xương (osteoclasts) lại dần dần sẽ ăn mòn, tiêu hủy xương.

Khi còn nhỏ, nguyên bào xương sẽ hoạt động mạnh mẽ và cơ thể tạo ra nhiều mô xương mới hơn (so với lượng bị tiêu hủy). Điều này giúp xương to, dài hơn và cấu trúc xương cũng đặc hơn. Với đa số mọi người, xương sẽ đạt tới kích thước, sức khỏe tối đa trong độ tuổi từ 25 - 30. Trong độ tuổi trưởng thành, quá trình tích tụ và phân hủy xương gần như bằng nhau. Điều này giúp duy trì khối lượng xương của bạn trong ngưỡng ổn định.

Tuy nhiên, kể từ khoảng 40 tuổi trở đi, sự cân bằng trên bắt đầu bị phá vỡ. Các tế bào hủy xương bắt đầu hoạt động mạnh mẽ hơn, khiến bạn bắt đầu mất dần khối lượng xương, gây loãng xương về lâu dài. Điều này đặc biệt đúng với phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, vì cơ thể không còn sản sinh nhiều hormone estrogen (có tác dụng làm chậm quá trình phân hủy xương) như trước.

Infographic dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm ảnh hưởng của tình trạng loãng xương tới cơ thể, cũng như bạn cần thay đổi những gì khi bắt đầu có tuổi để ngăn ngừa loãng xương:

suc-khoe-xuong
 
Vi Bùi (Theo Northwestpharmacy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp