Làm sao nuôi lại lợi khuẩn đường ruột sau khi dùng kháng sinh?

Chế độ ăn hợp lý giúp hồi phục hệ vi sinh đường ruột sau khi dùng kháng sinh

5 loại thực phẩm giúp đường ruột khỏe mạnh

Xì hơi nặng mùi có phải vấn đề tiêu hóa?

Cảnh báo xu hướng gia tăng bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm ở người trẻ

Rau thì là có thể giúp giảm lo âu và cải thiện tiêu hóa

Theo Hệ thống bệnh viện Đại học California, Los Angeles (Mỹ), ảnh hưởng của kháng sinh đến hệ vi sinh vật đường ruột là lĩnh vực đang ngày càng được y học hiện đại chú ý. Trong những thập kỷ qua, các nhà khoa học đã hiểu rõ hơn vai trò của hàng nghìn tỷ vi khuẩn sống trong ruột. Chúng không chỉ đảm bảo chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, mà còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, nội tiết, chuyển hóa, hoạt động thần kinh và cả sức khỏe tinh thần.

Có hai điều mà chúng ta cần thừa nhận. Thứ nhất, thuốc kháng sinh là công cụ cứu sống hàng triệu người mỗi năm. Đồng thời, việc sử dụng kháng sinh cũng làm gián đoạn hệ sinh thái phức tạp ở đường ruột – không chỉ làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi, mà còn ảnh hưởng đến sự đa dạng của chúng.

May thay, hệ vi sinh vật đường ruột có khả năng phục hồi, dù cần thời gian lên tới vài tháng. Nghiên cứu cho thấy hệ vi sinh sẽ dần lấy lại sự cân bằng. Tốc độ và mức độ phục hồi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Loại kháng sinh được dùng, tần suất sử dụng, chế độ ăn trước khi điều trị và thể trạng của từng người. Theo đó, trẻ nhỏ, người cao tuổi, hoặc những ai vốn ăn ít chất xơ thường hồi phục chậm hơn.

Bạn có thể hỗ trợ quá trình hồi phục hệ tiêu hóa bằng nhiều cách. Mặc dù việc bổ sung men vi sinh hay thực phẩm chức năng chứa probiotic nghe có vẻ hợp lý, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy tác dụng ngược lại. Lý do là men vi sinh thường chỉ có một vài chủng lợi khuẩn nhất định, chúng dễ dàng “xâm chiếm” đường ruột, từ đó áp đảo cộng đồng vi khuẩn đặc trưng riêng của từng người.

Chế độ ăn giàu chất xơ, đặc biệt là thực phẩm lên men như kimchi, bắp cải muối hỗ trợ nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột

Chế độ ăn giàu chất xơ, đặc biệt là thực phẩm lên men như kimchi, bắp cải muối hỗ trợ nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột

Thay vào đó, cách tốt hơn là nuôi dưỡng hệ vi sinh vật ruột bằng các thực phẩm giàu prebiotic, tức chất xơ mà lợi khuẩn cần để phát triển. Bạn nên ăn nhiều rau củ tươi, rau lá xanh, các loại đậu, hạt và trái cây. Bữa ăn hàng ngày nên bổ sung thêm thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua, nấm sữa kefir, trà kombucha, dưa chua, tương đậu miso hoặc dưa bắp cải muối. Lưu ý nên chọn sản phẩm có men sống (trên nhãn có ghi “live cultures”), do quá trình sản xuất hoặc tiệt trùng có thể giết chết các lợi khuẩn.

Bên cạnh đó, thói quen tập thể dục cũng giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Bạn nên kết hợp các bài tập aerobic làm tăng nhịp tim (như đi bộ nhanh, chạy bộ) với các bài tập nâng tạ tăng cơ bắp, cùng các bộ môn cải thiện sự dẻo dai như yoga.

Nghiên cứu còn chỉ ra, môi trường sống cũng góp phần không nhỏ trong quá trình phục hồi hệ tiêu hóa bị tổn thương. Một vài hoạt động có lợi gồm chăm sóc thú cưng, làm vườn hay đơn giản là dành thời gian ngoài tự nhiên. Đây là cơ hội cho bạn tiếp xúc với đa dạng vi sinh vật có lợi, từ đó làm phong phú thêm hệ vi sinh đường ruột.  

Các chuyên gia nhấn mạnh, không có con đường tắt nào để đạt được sức khỏe đường ruột. Hệ tiêu hóa sẽ được bảo vệ nhờ thói quen ăn uống đầy đủ, vận động hợp lý, sống lành mạnh. 

 
Quỳnh Trang (Theo UCLA Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp