Liệu pháp hồi tưởng không chỉ giúp cải thiện trí nhớ mà còn nâng cao chất lượng sống
Kiểm soát huyết áp cao giúp giảm nguy cơ mắc sa sút trí tuệ
Thói quen ngừa chứng sa sút trí tuệ
Trẻ mãi... từ ngày ấy
Dành 5 phút thể dục mỗi ngày để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Thế nào là liệu pháp hồi tưởng?
Liệu pháp hồi tưởng là hình thức tâm lý trị liệu, sử dụng các kỹ thuật như hình ảnh gợi nhớ, trò chuyện, viết lại câu chuyện hoặc kích thích giác quan nhằm giúp người tham gia khơi gợi lại những ký ức, cảm xúc hoặc suy nghĩ quan trọng trong quá khứ.
Phương pháp này thường được áp dụng với những bệnh nhân mắc chứng sa sút trí tuệ hoặc trầm cảm. Sa sút trí tuệ làm suy giảm khả năng ghi nhớ ngắn hạn, nhưng những ký ức xưa cũ đôi khi vẫn còn nguyên vẹn. Khai thác những ký ức này thông qua liệu pháp hồi tưởng có thể giúp người bệnh giữ kết nối với chính con người mình.
GS.TS. Naoko Muramatsu, Đại học Illinois Chicago (Mỹ) cho biết, những bệnh nhân mắc chứng sa sút trí tuệ thường cảm thấy cô đơn vì khó kết nối với người khác. Trạng thái cô lập này có thể trở thành yếu tố thúc đẩy trầm cảm.
Liệu pháp hồi tưởng giúp người cao tuổi kết nối lại với những giai đoạn trong cuộc đời mà họ trân quý. "Mục tiêu cuối cùng là nâng cao cảm giác hạnh phúc cho người bệnh," GS.TS. Muramatsu chia sẻ.
Một vài kỹ thuật sử dụng trong liệu pháp hồi tưởng

Ôn lại chuyện cũ với bạn bè giúp người cao tuổi kích thích não bộ, cảm thấy được thấu hiểu và không cô đơn
Liệu pháp hồi tưởng đòi hỏi phải cá nhân hóa theo từng người bệnh, vì mỗi người có câu chuyện cuộc đời riêng. Một số buổi trò chuyện diễn ra tự nhiên như đang tán gẫu, trong khi những buổi khác thì có cấu trúc rõ ràng hơn, chẳng hạn như cùng xem album ảnh hoặc sắp xếp các mốc thời gian. Điểm chung là cần tập trung vào những gì người bệnh vẫn còn lưu giữ, thay vì những gì đã mất.
GS.TS. Muramatsu ví trải nghiệm này như việc gặp lại một người bạn từ thời tiểu học. Dù xa cách 20 hoặc 30 năm, đôi bạn vẫn có thể trò chuyện một cách tự nhiên, như chưa hề có cuộc chia ly. Theo ông, việc khơi gợi những ký ức quan trọng có thể kích hoạt chức năng nhận thức và cải thiện tâm trạng: "Đột nhiên, toàn bộ cơ thể dường như bừng tỉnh. Tôi tin rằng đó chính là sức mạnh của liệu pháp hồi tưởng, nếu được thực hiện đúng cách."
Đơn cử như người mẹ của chuyên gia Muramatsu, bà người vốn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những thông tin mới, lại có thể nhớ rõ mọi chuyện xưa khi gặp lại một người bạn thuở nhỏ.
Trong một buổi trị liệu bằng liệu pháp hồi tưởng, chuyên gia có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau như:
- Trò chuyện cùng người quen thuộc, ví dụ như thành viên gia đình hoặc bạn cũ
- Kể lại chuyện thời thơ ấu, công việc đầu tiên hay căn nhà họ sống khi mới kết hôn
- Xem ảnh hoặc video
- Sử dụng các đồ vật gia dụng quen thuộc
- Nghe nhạc, đọc sách báo hoặc xem phim
- Nấu ăn hoặc thưởng thức những món ăn yêu thích
- Ngửi mùi hương quen thuộc từ hoa cỏ

Người thân có thể khuyến khích ông bà nhớ lại quá khứ bằng các ký ức liên quan đến thị giác như tranh ảnh, sách báo
Tuy nhiên, không phải ký ức nào cũng đáng nhớ. Người cao tuổi có thể mang trong mình những sang chấn, mất mát gây ra đau khổ, buồn bã. Chuyên gia trị liệu cần nhạy cảm với những biểu hiện ngôn ngữ cơ thể nhỏ nhất của bệnh nhân và xử lý các phản ứng tiêu cực dựa trên sự thấu hiểu. Khi những ký ức đau buồn xuất hiện, thay vì né tránh, việc tiếp nhận đúng cách có thể giúp người bệnh chữa lành cảm xúc.
Liệu pháp hồi tưởng cũng đem lại lợi ích với cả gia đình và những người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ. Ngay tại nhà, con cháu có thể hỏi ông bà các câu hỏi liên quan đến đặc điểm cá nhân như: Sở thích hồi nhỏ; Bạn thời nối khố; Các sự kiện giải trí quan trọng trong đời; Một lần sinh nhật đặc biệt… Người thân cũng có thể thu thập lại đồ lưu niệm, những tấm ảnh và hỏi ông bà về sự kiện liên quan. Cần lưu ý không ép buộc người bệnh nói về những vấn đề không thoải mái.
Bình luận của bạn