Ăn nhiều đường gây nhiều hệ lụy sức khỏe
5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đường
Trẻ ăn quá nhiều đường có thể gây ra bệnh đái tháo đường?
Nguy cơ bệnh tật cho những người “hảo ngọt”
Ăn bao nhiêu đường là đủ cho trẻ?
Lập kế hoạch
Điều trước tiên, bạn cần lập cho mình kế hoạch giảm đường bao gồm những thực phẩm ít hoặc không đường. Khi mua thực phẩm, bạn nên đọc kỹ nhãn, chỉ mua theo danh sách đã lập trước đó. Điều này giúp bạn tránh được những cám dỗ nhất định khi mua đồ ăn.
Tìm kiếm sản phẩm thay thế
Bạn nên dành một phần trong bản kế hoạch của mình để tìm kiếm và bổ sung những thực phẩm có chứa các chất thay thế tự nhiên cho đường (như mật ong, siro phong, chiết xuất quả la hán...).
Bắt đầu ngay bây giờ
Bạn cần luôn ghi nhớ rằng cần phải giảm lượng đường ngay từ bây giờ thay vì chờ đến khi ăn hết số đồ ăn nhiều đường đang còn lại trong ngăn tủ hay chần chừ vì bất kỳ lý do nào. Bạn nên đặt mục tiêu giảm ăn đường ngay từ bây giờ và xem xét khả năng thực hiện của bản thân sau 2 tuần.
Loại bỏ các thực phẩm "gây nghiện"
Khi quyết định giảm ăn đường, bạn cần xem lại tất cả những đồ ăn yêu thích của bạn đang còn trong nhà, chúng có thể trong tủ lạnh, ngăn bếp, hay thậm chí ở túi áo/túi quần của bạn. Hãy chắn chắn rằng những món ăn yêu thích nhiều đường đã được bạn loại bỏ khỏi tầm với để tránh sự cám dỗ từ loại thực phẩm này.
Mua nhiều thực phẩm lành mạnh
Thay thế những món ăn vặt lai rai nhiều đường bằng nhiều thực phẩm ít đường hay không đường như hạnh nhân, hạt điều, đậu xanh, dầu olive, súp lơ xanh, cần tây... có thể giúp bạn giảm cảm giác thèm đồ ngọt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều dù chúng ít hay không có đường.
Tìm bạn đồng hành
Bạn có thể tìm kiếm người đồng hành hạn chế ăn đường với bạn, đó có thể là bạn bè, đồng nghiệp hay người thân trong gia đình. Sự ủng hộ, đồng hành cùng nhau sẽ giúp mỗi người có động lực vượt qua cảm giác thèm đồ ngọt để đạt mục tiêu hạn chế đường trong chế độ ăn.
Bình luận của bạn