Ngủ quá ít hoặc quá nhiều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

Giấc ngủ có liên hệ mật thiết với hệ miễn dịch của cơ thể

Thói quen nhỏ giúp bạn ngủ ngon hơn

Lợi ích của nước ép cherry và trà hoa cúc với giấc ngủ

Giấc ngủ ngon có thể kéo dài tuổi thọ

Thiếu ngủ có gây rụng tóc?

Hệ miễn dịch của bạn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thời lượng cũng như chất lượng giấc ngủ của bạn mỗi đêm. Giấc ngủ thực sự có thể tác động tích cực lẫn tiêu cực đến nguy cơ đau tim, béo phì, đái tháo đường và suy giảm chức năng nhận thức. 

Các nhà nghiên cứu vẫn đang thu thập dữ liệu về thói quen ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các hệ thống trong cơ thể khác nhau như thế nào. Theo TS Vijay Ramanan (một nhà thần kinh học tại phòng khám Mayo ở Minnesota, Hoa Kỳ) chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến các cytokine - loại protein có khả năng kích thích hoặc làm chậm hệ miễn dịch - điều này có thể giải thích giấc ngủ có thể liên quan đến nguy cơ nhiễm trùng.

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng

Trong nghiên cứu gần đây nhất, các nhà nghiên cứu Na Uy đã tuyển sinh viên y khoa để khảo sát bệnh nhân trong các phòng chờ của bác sĩ đa khoa. Nhóm nghiên cứu tập trung vào những người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu, vì nhóm dân số này được biết là có tỷ lệ khó ngủ cao hơn.

Nghiên cứu khảo sát gần 1850 người, phát hiện ra rằng những bệnh nhân bị mất ngủ có khả năng bị nhiễm trùng cao hơn 15% và khả năng được kê đơn thuốc kháng sinh cao hơn gần 50%. So với những người ngủ đủ 7-8 tiếng, thì những người ngủ ít hơn 6 tiếng có khả năng bị nhiễm trùng cao hơn gần 30% và khả năng được kê đơn thuốc kháng sinh trong 3 tháng cao hơn gần 60%.

Ngủ quá nhiều cũng được phát hiện có tương quan với những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Những người ngủ hơn 9 tiếng có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn 44% so với những người ngủ từ 7-8 tiếng.

Theo TS Vijay Ramanan, nhìn chung, hầu hết người trưởng thành cần ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm. Trẻ em và thanh thiếu niên cần ngủ nhiều hơn - thường từ 10-12 giờ mỗi đêm. Mặc dù không có con số duy nhất đúng với tất cả mọi người, nhưng trẻ em sẽ cần ngủ nhiều hơn người lớn và mọi người đều có số giờ ngủ phù hợp với mình.

Bên cạnh số giờ ngủ, chất lượng giấc ngủ cũng tác động đến chức năng miễn dịch

Bên cạnh số giờ ngủ, chất lượng giấc ngủ cũng tác động đến chức năng miễn dịch

Không chỉ thời lượng, chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Một người ngủ đủ giờ có thể vẫn không thấy thư giãn do chất lượng giấc ngủ kém. Chất lượng giấc ngủ kém cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Chứng ngưng thở khi ngủ, tiểu đêm, luôn bị căng thẳng và lo lắng khiến mọi người cảm thấy buồn ngủ sau khi ngủ 8 tiếng mỗi đêm.

TS Vijay Ramanan giải thích: Số giờ ngủ của bạn có thể nhiều, nhưng nếu chất lượng giấc ngủ không tốt có thể làm giảm chức năng phục hồi của giấc ngủ đối với các bộ phận của cơ thể. Những người bị ngưng thở khi ngủ có thể ngủ 12 tiếng nhưng vẫn không thấy sảng khoái khi thức dậy vì trong đêm, hơi thở không đều đã ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của họ.

Cách cải thiện chất lượng giấc ngủ

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn nên tập trung vào việc giữ vệ sinh giấc ngủ tốt và chú ý đến cả cách bạn đi ngủ cũng như cách bạn thức dậy. Thường xuyên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Nên tắt các thiết bị khi đi ngủ, tạo thói quen tắt đèn vào ban đêm, sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng, mở rèm để có ánh sáng tự nhiên vào ban ngày cũng giúp có được giấc ngủ chất lượng hơn.

Bạn cũng nên giải quyết những điều trong cuộc sống có thể gây căng thẳng và lo lắng bởi chúng có thể phá vỡ giấc ngủ lành mạnh.

Tránh tập thể dục hoặc ăn gần giờ đi ngủ vì việc này có thể kích hoạt cơ thể tỉnh táo gây khó ngủ.

 
Nguyễn Thanh (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh