Nhiều loại thực phẩm siêu chế biến có trong các bữa ăn chay
Thực phẩm siêu chế biến đẩy nhanh quá trình lão hóa
Thực phẩm siêu chế biến "quen mặt" làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến tăng nguy cơ tử vong sớm
Thực phẩm siêu chế biến làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề trí nhớ và đột quỵ
Nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí The Lancet (Anh) với chủ đề “Chế độ ăn chay và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến: phân tích cắt ngang từ dự án UK Biobank (Ngân hàng sinh học Vương quốc Anh)" phát hiện ra rằng, những người ăn chay tiêu thụ nhiều thực phẩm siêu chế biến (TPSCB) hơn những người không ăn chay.
Dự án UK Biobank đã thu thập dữ liệu từ khoảng 200.000 người tham gia. Nghiên cứu đã so sánh mức độ tiêu thụ TPSCB và thực phẩm ít chế biến của các nhóm người khác nhau, bao gồm những người ăn thịt đỏ ít và thường xuyên, người ăn linh hoạt, người ăn cá, người ăn chay và người ăn thuần chay. Kết quả cho thấy người ăn chay tiêu thụ TPSCB nhiều hơn (1,3%) so với những người có ăn thịt đỏ. Điều đáng chú ý là người thuần chay cũng tiêu thụ TPSCB nhiều hơn một chút so với những người có ăn thịt đỏ (1,2%).
"Nghiên cứu cho thấy mức tiêu thụ TPSCB cao hơn trong chế độ ăn chay, trong khi các chế độ ăn có mức tiêu thụ thịt hoặc cá vừa phải lại có mức tiêu thụ TPSCB thấp hơn", theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí.
Nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khuyến khích các chế độ ăn uống ưu tiên thực phẩm ít chế biến, ngay cả khi chuyển sang thói quen ăn uống lành mạnh hơn như ăn chay hay ăn thuần chay. "Các chính sách khuyến khích thay đổi chế độ ăn bền vững cần đồng thời thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm ít chế biến," các tác giả nghiên cứu cho biết.
Trong thời đại công nghiệp hóa, chế độ ăn chay không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều rau quả tươi. Thực tế, khi tránh ăn thịt, nhiều người thay thế bằng các sản phẩm thay thế thịt chế biến sẵn, các bữa ăn sẵn và thực phẩm tiện lợi, vốn chứa nhiều calo, chất béo bão hòa, muối, đường và chất phụ gia.
Một nghiên cứu trước đây cũng cho thấy việc tiêu thụ TPSCB có nguồn gốc thực vật làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra, một nghiên cứu quốc tế do Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) hợp tác với Đại học Vienna (Áo) thực hiện cũng chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư và các bệnh lý về tim mạch.
Thực phẩm siêu chế biến là những thực phẩm được làm từ các thành phần bổ sung như đường, muối, chất béo, màu nhân tạo hoặc chất bảo quản. Quá trình này giúp thực phẩm có hạn sử dụng lâu hơn, tiện lợi hơn và hương vị cũng dễ ăn hơn nhưng lại gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.
Nhóm thực phẩm siêu chế biến chủ yếu bao gồm bánh ngọt, pizza, xúc xích, thức ăn đóng hộp, ngũ cốc ăn sáng, tất cả các loại nước ngọt… Các sản phẩm thay thế phô mai và thịt làm từ thực vật cũng được chế biến cực kỳ kỹ lưỡng và do đó có thể không tốt cho sức khỏe như quảng cáo.
Bình luận của bạn