Với nhiều gia đình, dịp nghỉ lễ là cơ hội để cả nhà tổ chức một chuyến đi chơi.
Nghỉ lễ 30/4 & 1/5: Gợi ý những điểm du lịch miền Trung không nên bỏ lỡ
Nghỉ lễ 30/4 & 1/5: Du lịch nước ngoài đừng quên Top 5 điểm đến đẹp nhất thế giới này
Nghỉ lễ 30/4 đi đâu chơi miền Bắc: Gợi ý 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Chơi đâu, ăn gì ở miền Tây?
Những vấn đề sức khỏe thường gặp khi nghỉ lễ dài ngày
1. Say nắng, nóng
Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Khi ở ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể. Các biểu hiện cho tình trạng này là mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu và còn có thể gây đột quỵ.
2. Say tàu xe
Nghỉ lễ nhu cầu đi lại nhiều, phương tiện hạn chế, tình trạng nhồi nhét hành khách khiến mọi người cảm thấy ngột ngạt. Nguy cơ thường xảy ra trong khi di chuyển là say xe, hay gặp ở phụ nữ và trẻ em. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, cơ thể khó chịu, nôn nhiều, da dẻ nhợt nhạt, toát mồ hôi thậm chí có thể tụt huyết áp...
3. Cháy nắng
Cháy nắng là vùng da đỏ, đau và có cảm giác nóng khi chạm vào. Nó thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời. Cháy nắng có thể gây các tổn thương da cấp tính, gọi là bỏng nắng và tiềm ẩn nguy cơ ung thư da sau này.
4. Cảm cúm
Bệnh xảy ra do cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, lạm dụng nước đá lạnh... Biểu hiện chủ yếu là sốt, đau họng, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu… Đặc biệt, khu du lịch là chỗ đông người nên rất dễ lây lan bệnh tật.
5. Bệnh đường tiêu hóa
Đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, chán ăn... là bệnh thường xuyên xảy ra trong dịp nghỉ lễ. Các vấn đề dinh dưỡng không đảm bảo, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm không tốt, các món ăn, giờ giấc ăn uống thay đổi, thất thường là nguyên nhân gây bệnh.
6. Dị ứng
Bạn có thể bị dị ứng do đồ ăn, nước uống, côn trùng đốt hay thời tiết... Điều quan trọng là xác định được nguyên nhân dẫn đến dị ứng để có phương pháp điều trị thích hợp.
7. Rối loạn giấc ngủ
Bệnh thường xảy ra đối với người cao tuổi do thay đổi chỗ ngủ, giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn, trạng thái mệt mỏi và căng thẳng thần kinh vận động thể lực quá mức... nên khó đi vào giấc ngủ.
8. Phát ban nhiệt
Phát ban nhiệt là một bệnh ngoài da khá quen thuộc trong điều kiện thời tiết mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao. Đây là hiện tượng da kích ứng sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, điều kiện thời tiết oi nóng, khó chịu. Tình trạng kể trên xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi và đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Tuy không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng phát ban nhiệt khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy.
9. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là vấn đề xảy ra phổ biến khi đi du lịch. Nguyên nhân là do tiếp xúc với các loại thực phẩm hoặc đồ uống chứa độc tố gây hại cho cơ thể con người. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn nếu không được xử lý kịp thời.
10. Bệnh truyền nhiễm
Mặc dù hiện nay tình hình dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao do hầu hết các quốc gia đã mở cửa trở lại cùng với thời tiết thay đổi bất thường làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Những lưu ý phòng ngừa bệnh khi đi du lịch
1. Ăn uống điều độ, hợp vệ sinh
Để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa khi đi du lịch, nên tuân thủ các quy định vệ sinh thực phẩm, tránh uống nước không an toàn và chỉ ăn uống các loại thực phẩm chế biến đúng cách. Mang theo thuốc và dùng khi cần thiết. Không uống rượu quá nhiều, tránh sử dụng nước giải khát không đảm bảo nguồn gốc. Cố gắng ăn uống đúng bữa, đúng giờ giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
2. Trang phục phù hợp
Nên mặc quần áo, giày dép, mũ... gọn gàng, thoải mái, thấm hút mồ hôi, phù hợp với thời tiết. Không nên mặc quần áo quá bó, quá chật vì có thể ảnh hưởng tới lưu thông máu và quá trình di chuyển. Nếu có trẻ nhỏ đi cùng cần chuẩn bị kỹ càng như bỉm, sữa, quần áo, mũ, kính....
3. Nghỉ ngơi hợp lý
Dù mải mê tham gia các hoạt động ngoài trời, bạn cần chú ý ngủ nghỉ hợp lý. Không nên thức khuya hay ngủ nướng. Hãy cố gắng phân bổ thời gian như thường ngày.
Bên cạnh đó, để phòng tránh say nắng, các chuyên gia khuyến cáo, người dân khi đi du lịch nên hạn chế ra ngoài trời trong những khung thời gian nắng nóng gay gắt, đặc biệt là từ 11h đến 15h. Khi đi du lịch ở các vùng biển, chỉ nên tắm biển vào buổi sáng sớm và chiều muộn, tránh tắm vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều, bởi đây là thời điểm nắng nóng gay gắt và có nhiều tia cực tím.
4. Uống đủ nước khi tham gia các hoạt động ngoài trời
Khi hoạt động ngoài trời nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mồ hôi trên cơ thể sẽ bắt đầu tiết ra để thực hiện vai trò làm mát. Nếu bạn uống quá ít nước thì sẽ không có đủ nước để tản nhiệt cho cơ thể. Nếu cơ thể quá nóng mà không được giải nhiệt thì sẽ gây ra các trạng thái như chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, bị sốc nhiệt...
Ngoài ra thì nước cũng giúp cho các bộ phận như tim, thận... hoạt động tốt hơn, do đó trong chuyến du lịch dài ngày bạn cần chuẩn bị nước khoáng đầy đủ.
5. Chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi bế ẵm hoặc cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ…
6. Trang bị một số loại thuốc cần thiết
Nên trang bị thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc trị tiêu chảy, thuốc đuổi côn trùng, thuốc chống tia cực tím với yếu tố chống nắng (SPF) 15 hoặc cao hơn, thuốc kháng histamin (chất trung gian có vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng) đường uống, có thể chuẩn bị thêm siro ho, kem chống nấm đường âm đạo (nữ), cần đem theo bệnh án và điện tim nếu có bất thường.
7. Tránh để côn trùng cắn, đốt
Có thể tránh muỗi, ve, bọ chét cắn đốt bằng cách bôi thuốc đuổi côn trùng chứa 30% DEET lên vùng da hở, lưu ý dùng lâu và nồng độ cao sẽ gây độc hại cho trẻ nhỏ. Mặc quần áo phủ kín ở những nơi có nguy cơ sốt xuất huyết và sốt rét, hoặc ngâm, xịt quần áo, màn, lều bằng thuốc chống côn trùng để phòng côn trùng đốt.
Bình luận của bạn