Thực phẩm bổ sung cho mái tóc đẹp: Không chỉ có biotin

Cần bổ sung dưỡng chất nào để cải thiện vấn đề về tóc?

Những điều cần biết trước khi chăm sóc tóc với nước gạo

Cách chăm sóc mái tóc dần điểm bạc

Stress ảnh hưởng tới nhan sắc thế nào?

Dưỡng tóc tại nhà siêu dễ với nha đam

Bổ sung biotin: Khi nào là cần thiết?

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm viên uống, thực phẩm bổ sung biotin (hay vitamin B7) với hứa hẹn cải thiện tình trạng tóc, móng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, viên uống sẽ chỉ đem lại tác dụng khi cơ thể bạn thực sự thiếu hụt vi chất này. Một chế độ ăn cân bằng với những thực phẩm như trứng, cá, khoai lang, gan động vật, hạt hạnh nhân… có thể đáp ứng nhu cầu vitamin B7.

Bổ sung biotin không cần thiết có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm máu và một số bệnh lý như: Xét nghiệm troponin trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim; Xét nghiệm hormone tuyến giáp; Thử thai; Bệnh gan… Người bệnh nên dừng uống biotin ít nhất 1 tuần trước khi kiểm tra các chỉ số liên quan tới máu.

Trái cây và các loại hạt là nguồn cung cấp biotin tự nhiên tuyệt vời

Trái cây và các loại hạt là nguồn cung cấp biotin tự nhiên tuyệt vời

Nếu xét nghiệm cho thấy cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B7, với những triệu chứng như: Nổi mẩn đỏ, tóc rụng, móng tay gãy giòn, vấn đề về thần kinh… bạn nên bổ sung vitamin B7 theo khuyến cáo của bác sỹ.

Rụng tóc có thể báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe

Nhiều vấn đề với mái tóc như tóc rụng, khô xơ, dễ tổn thương… có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe. Bạn cần làm các xét nghiệm cần thiết để bác sỹ chẩn đoán nguyên nhân gây rụng tóc. Một số lý do thường gặp gồm:

- Rụng tóc do tuổi tác

- Chứng rụng tóc từng mảng do hệ miễn dịch tự tấn công tế bào nang tóc

- Rụng tóc sau sinh hoặc do các yếu tố gây stress

- Do thói quen chăm sóc tóc (nhuộm, uốn, tạo kiểu quá nhiều)

- Mất cân bằng hormone

- Viêm nhiễm da đầu, vảy nến da đầu

- Do tác dụng phụ của thuốc hoặc điều trị ung thư

Thiếu kẽm (zinc), sắt (iron) hay vitamin D cũng có thể dẫn đến rụng tóc

Thiếu kẽm (zinc), sắt (iron) hay vitamin D cũng có thể dẫn đến rụng tóc

Thông thường, rụng tóc xảy ra khi thiếu hụt sắt, kẽm, vitamin D, protein – khi đó bạn sẽ được kê đơn, hướng dẫn bổ sung qua thực phẩm. Cơ thể thừa vitamin A cũng dễ ảnh hưởng tới sức khỏe mái tóc. Một số bệnh lý về tuyến giáp cũng có thể gây ra tình trạng rụng tóc.

Protein là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tóc, vì thế thiếu hụt protein là một trong những nguyên nhân khiến chân tóc yếu, dễ gãy rụng, tóc mảnh… Người ăn chay, ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc người cao tuổi dễ đối mặt với tình trạng thiếu hụt protein.

Một số vấn đề gây rụng tóc có thể cải thiện nhờ bổ sung vi chất, nuôi dưỡng mái tóc từ bên trong. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thăm khám khi có dấu hiệu rụng tóc bệnh lý: Rụng nhiều hơn 100 sợi/ngày và xảy ra trong thời gian dài; Tóc con mọc lên yếu; Tóc thưa nhìn thấy rõ da đầu, rụng từng mảng.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp