Tại sao bạn nên ăn rau chân vịt mỗi ngày?

Rau chân vịt (cải bó xôi) được ví như một siêu thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ.

Trổ tài làm rau củ chiên giòn kiểu Nhật chiêu đãi gia đình

Lượng rau củ ăn mỗi ngày giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ

Podcast: Mỗi ngày ăn bao nhiêu rau là đủ?

Bánh quiche rau chân vịt kiểu Pháp: Món sang dễ làm

Giúp kiểm soát huyết áp

Rau chân vịt là nguồn cung cấp nitrat – một loại hoá chất tự nhiên giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm căng thẳng cho tim.

Điều này đã được chứng minh qua một nghiên cứu được đăng tải vào năm 2016 trên The Journal of Nutrition (Tạp chí Dinh dưỡng). nghiên cứu được thử nghiệm trên 7 người phụ nữ và 11 người đàn ông, bằng cách cho họ uống 4 loại đồ uống giàu nitrat trong đó có 1 loại từ rau chân vịt. Kết quả cho thấy, nồng độ nitrat trong máu tăng lên đáng kể sau khi uống các loại đồ uống này. Đồng thời, rau chân vịt còn giúp ổn định huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm trương.

Giúp bảo vệ cơ thể, chống lại bệnh tật

Thiếu hụt chất chống oxy hóa dẫn đến sự gia tăng của các gốc tự do, gây ra căng thẳng oxy hóa và làm tổn thương tế bào. Rau chân vịt, với hàm lượng chất chống oxy hóa cao hoàn toàn có thể giúp trung hòa các gốc tự do này.

Ngoài ra, căng thẳng oxy hoá còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như ung thư, bệnh tim và đái tháo đường loại 2. Ăn nhiều rau chân vịt có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh mạn tính hiệu quả.

Nguồn chất chống oxy hoá dồi dào

Rau chân vịt, với nguồn flavonoid dồi dào (kaempferol, quercetin, myricetin, isorhamnetin) đã đóng vai trò như một "lá chắn" bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, giúp giảm viêm và ngăn ngừa bệnh tật.

Đẩy đủ chất dinh dưỡng

Rau chân vịt có chứa rất ít calo nhưng ngược lại, chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong 100g nước ép rau chân vịt có chứa các dưỡng chất sau:

-         Calo: 6,9

-         Chất béo: 0,117gr

-         Natri: 23,7mg

-         Carbohydrate: 1,09gr

-         Chất xơ: 0,66gr

-         Chất đạm: 0,858gr

-         Vitamin A: 469mcg

-         Vitamin B6: 0,195mcg

-         Vitamin C: 28,1mcg

-         Vitamin K: 483mcg

Rau chân vịt (cải bó xôi) là một món ăn rất quen thuộc trên mâm cơm của các gia đình Việt.

Rau chân vịt (cải bó xôi) là một món ăn rất quen thuộc trên mâm cơm của các gia đình Việt.

Hỗ trợ sức khoẻ mắt

Rau chân vịt có chứa lutein – một chất chống oxy hoá có thể làm giảm nguy cơ bị thoái hoá điểm vàng. Bệnh này làm mờ thị lực trung tâm và thường diễn biến nặng hơn gây mất thị lực ở những người trên 55 tuổi. Ăn rau chân vịt là một trong những phương pháp tốt giúp đề phòng thoái hoá điểm vàng.

Làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức

Một nghiên cứu kéo dài 5 năm của Hiệp hội Alzheimers Mỹ đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên ăn rau chân vịt có khả năng nhận thức tốt hơn đáng kể so với những người ít ăn loại rau này.

Kết quả này cho thấy rằng các chất chống oxy hóa có trong rau chân vịt, đặc biệt là các flavonoid, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe não bộ và ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.

Một số lưu ý khi ăn rau chân vịt

Có nhiều cách ăn rau chân vịt nhưng để tận hưởng trọn vẹn lợi ích sức khỏe mà loại rau này mang lại, chúng ta nên kết hợp cả việc ăn rau sống và rau chín. Tuy nhiên, việc điều chỉnh phương pháp chế biến là rất quan trọng.

Việc ăn rau chân vịt sống giúp cơ thể hấp thụ tối đa lutein. Ngược lại, khi nấu rau ở nhiệt độ cao, đặc biệt là chiên xào, hàm lượng lutein có thể giảm đáng kể. Mặt khác, nếu bạn muốn tối đa hóa lượng vitamin K, nấu rau chân vịt bằng lò vi sóng là lựa chọn phù hợp nhất. Phương pháp này giúp bảo quản lượng vitamin K một cách hiệu quả. Trong khi đó, việc hấp rau chân vịt là cách tốt nhất để giữ lại hàm lượng vitamin C thay vì chần. Đáng chú ý, nấu chín rau chân vịt lại giúp tăng hàm lượng vitamin A.

 
Hà Chi (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng