SUCKHOE+ | Uể oải triền miên, nghỉ ngơi vẫn không hồi phục, kèm theo mất ngủ, chán nản, đau đầu dai dẳng... có thể không chỉ đơn thuần là mệt mỏi. Làm sao để phân biệt mệt mỏi bình thường với suy nhược thần kinh?
Mệt thông thường sẽ giảm sau khi ngủ đủ, thư giãn hoặc ăn uống hợp lý. Nhưng nếu bạn cảm thấy mệt lả kéo dài trong nhiều tuần, dù đã nghỉ ngơi, không làm việc nặng, thậm chí ngủ đủ 7–8 tiếng nhưng sáng dậy vẫn không tỉnh táo – thì đó là tín hiệu rối loạn thần kinh.
2. Rối loạn giấc ngủ dạng “ngủ không hồi phục”
Người bị suy nhược thần kinh thường không mất ngủ hoàn toàn, nhưng giấc ngủ không sâu, dễ giật mình, hay mơ và sáng dậy vẫn mệt mỏi. Đây gọi là “ngủ không hồi phục” – vì hệ thần kinh không được tái tạo đúng cách trong khi ngủ.
3. Lo âu, căng thẳng vô cớ – cảm xúc thất thường
Khác với người khỏe mạnh thường chỉ lo lắng khi gặp chuyện cụ thể, người bị suy nhược thần kinh dễ rơi vào trạng thái lo âu mơ hồ, sợ hãi không rõ nguyên nhân, dễ cáu, hay giật mình, hoảng hốt. Đây là hậu quả của rối loạn hệ thần kinh tự chủ, thường do thiếu hụt serotonin – chất dẫn truyền thần kinh điều hòa cảm xúc.
4. Trí nhớ giảm, khó tập trung – dễ nhầm là “não cá vàng”
Người suy nhược thần kinh hay có biểu hiện quên việc mới làm, đang nói thì quên mất nội dung, mất tập trung khi làm việc, hoặc cảm giác “không thể suy nghĩ được”. Khác với lú lẫn do tuổi tác, đây là biểu hiện của quá tải thần kinh tạm thời, đặc biệt thường gặp ở người trẻ áp lực cao.
Giải pháp khắc phục tình trạng mệt mỏi, suy nhược thần kinh
Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều hòa tâm trạng, giấc ngủ và khả năng phục hồi tinh thần. Khi cơ thể thiếu hụt serotonin do stress kéo dài, thức khuya, lối sống thiếu vận động – hệ thần kinh trở nên yếu ớt, dễ quá tải và mất khả năng tự cân bằng, dẫn đến suy nhược thần kinh.
Tin vui là suy nhược thần kinh có thể cải thiện nếu can thiệp sớm. Ngoài việc thiết lập lại lối sống lành mạnh (ngủ đúng giờ, tập thể dục, thiền, ăn uống điều độ), bạn có thể bổ sung các thảo dược hỗ trợ tăng serotonin nội sinh và làm dịu thần kinh, như:
- Hợp hoan bì: tăng sản sinh serotonin, cải thiện tâm trạng, giúp ngủ sâu.
- Táo nhân, viễn chí, uất kim, ngũ vị tử: giúp an thần, giảm lo âu, ổn định hệ thần kinh.
Sử dụng đều đặn các dược liệu này giúp hệ thần kinh phục hồi tự nhiên, an toàn. Nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài, bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe hệ thần kinh. Việc can thiệp đúng lúc sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần, năng lượng và sự cân bằng trong cuộc sống.
Khánh Vũ
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang - Hỗ trợ giúp dưỡng tâm, an thần, tăng cường lưu thông máu
Thành phần:
Mỗi viên nén chứa: Cao Hợp hoan bì, Cao Táo nhân, Cao Hồng táo, Soy Lecithin, Cao Viễn chí, Cao Ngũ vị tử, Cao Uất kim, Nicotinamid (vitamin PP).
Đối tượng sử dụng:
- Người bị căng thẳng thần kinh, suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, rối loạn lo âu.
- Người làm việc, học tập, lao động trí óc dẫn đến căng thẳng thần kinh, có biểu hiện tâm trạng trầm uất.
Bình luận của bạn