- Chuyên đề:
- Mất ngủ
Những suy nghĩ lo lắng có thể xảy ra vào ban đêm vì não của bạn không có việc gì khác để làm
Gợi ý cho người bị mất ngủ thường xuyên
"Điểm mặt" 4 thực phẩm góp phần gây mất ngủ
Đái tháo đường: Đường huyết cao, mất ngủ phải làm sao?
Đái tháo đường: Tiểu đêm nhiều, mất ngủ cần chữa thế nào?
Theo New York Times, các chuyên gia cho biết việc lo lắng và sợ hãi xuất hiện vào ban đêm là điều bình thường. Trong một cuộc khảo sát vào tháng 10/2022 đối với 3.192 người trưởng thành ở Mỹ, 34% số người được hỏi cho biết họ cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng trong tháng qua. 32% nói sự căng thẳng của họ dẫn đến những thay đổi trong thói quen ngủ, bao gồm cả việc khó ngủ.
Khi sự lo lắng khiến bạn tỉnh táo, bạn không chỉ bỏ lỡ những lợi ích sức khỏe của giấc ngủ mà còn khởi động một vòng luẩn quẩn của giấc ngủ kém và sự lo lắng gia tăng khó có thể phá vỡ.
"Mất ngủ thường là dấu hiệu báo trước của chứng rối loạn lo âu và lo âu sẽ dẫn đến mất ngủ", tiến sỹ, nhà thần kinh học Sarah Chellappa cho biết.
Mối liên hệ giữa lo âu và giấc ngủ
Theo Candice Alfano, Giám đốc Trung tâm giấc ngủ và lo âu tại Đại học Houston (Mỹ), lo âu - một trạng thái cảm xúc căng thẳng, khó chịu của sự lo sợ và không thoải mái - có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhưng có một số lý do khiến nó dữ dội hơn khi đi ngủ.
"Hầu hết chúng ta đều vô cùng bận rộn với công việc trong ngày, vì vậy sẽ có ít thời gian suy nghĩ về những lo lắng của mình. Nhưng vào ban đêm, khi nằm trên giường, những suy nghĩ lo lắng có thể xảy ra vì lúc này não của bạn không có việc gì khác để làm", Candice Alfano nói.
Việc không thể ngủ vì những suy nghĩ lo lắng khiến mỗi người có cảm giác không an toàn, điều này khiến chúng ta tỉnh táo hơn bằng cách tăng nhịp tim và siết chặt cơ bắp. Công việc chưa hoàn thành hay bài thuyết trình sắp tới phải thực hiện tại nơi làm việc cũng là nguyên nhân khiến tỉnh táo hơn.
Trong một đánh giá năm 2019 về 13 nghiên cứu được công bố trên Sleep Medicine Reviews (đánh giá về y học về giấc ngủ - một tạp chí y khoa được bình duyệt 2 tháng/lần bao gồm nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị các rối loạn và rối loạn giấc ngủ), các nhà nghiên cứu đã kết luận chứng mất ngủ là yếu tố dự báo đáng kể về sự lo âu, trong số các tình trạng sức khỏe tâm thần khác.
Các nhà nghiên cứu giải thích giấc ngủ giúp chúng ta phân biệt giữa điều gì đang đe dọa và điều gì an toàn, vì vậy nếu không ngủ đủ, chúng ta sẽ không phản ứng tốt với căng thẳng, sợ hãi và lo lắng. Các chuyên gia cho biết giấc ngủ sâu có thể giúp cải thiện sự lo âu của bạn tốt hơn theo thời gian.
Làm sao để hạn chế lo lắng vào ban đêm?
Tiến sỹ Candice Alfano cho biết các thói quen như đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ có thể giúp ích.
Một số lời khuyên dưới đây giúp bạn giảm bớt suy nghĩ lo lắng trước khi đi ngủ:
- Cắt giảm caffeine: Thời gian tiêu hủy của caffeine khoảng 5h. Ví dụ, nếu bạn uống ly cà phê 240ml lúc 4h chiều, lượng caffeine vẫn còn trong cơ thể bạn đến 9h tối. Caffeine không chỉ khiến bạn tỉnh táo mà còn làm cho các triệu chứng lo lắng trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy cân nhắc nhấm nháp tách cà phê ít nhất 10h trước khi đi ngủ.
- Viết nhật ký cuối ngày: Nếu danh sách việc cần làm dày đặc khiến bạn căng thẳng, hãy viết ra tất cả suy nghĩ và việc cần làm. Làm như vậy giữ cho bạn có phản ứng bình tĩnh để tránh lo lắng nếu bỏ quên việc gì. Trong một nghiên cứu năm 2019, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những người dành 5 phút viết danh sách việc cần làm trước khi đi ngủ sẽ ngủ nhanh hơn những người viết nhật ký về các công việc đã hoàn thành.
- Nghĩ về điều tích cực: Sự lạc quan nói chung có liên quan đến giấc ngủ ngon hơn. Trong một nghiên cứu năm 2019 trên 3.548 thanh niên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những người đạt điểm cao hơn trong bảng câu hỏi đo lường sự lạc quan có báo cáo chất lượng giấc ngủ tốt hơn những người có điểm thấp. Nếu bạn liên tục thức dậy trong tình trạng mệt mỏi, hãy tìm đến chuyên gia về giấc ngủ, người có thể giúp bạn tìm ra các nguyên nhân tiềm ẩn.
Bình luận của bạn