Tập thể dục tại nhà giúp người bệnh Parkinson cải thiện vận động

Tập thể dục ở mức độ phù hợp giúp phục hồi chức năng vận động cho người bệnh Parkinson

Dùng thuốc trị Parkinson không hiệu quả phải làm sao?

Tập Pilates giúp cải thiện rối loạn vận động chậm do bệnh Parkinson

8 cách để giảm căng thẳng cho cả người bệnh Parkinson và người nhà

Run do bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Theo nghiên cứu tổng quan trên tạp chí BMC Lão khoa (BioMed Central Geriatrics), các bài tập thể dục tại nhà như tập aerobic, tập thể lực hoặc rèn luyện khả năng thăng bằng giúp bệnh nhân Parkinson cải thiện các triệu chứng rối loạn vận động đáng kể. Tác dụng chỉ xảy ra khi người bệnh tập thể dục tối thiểu 8 tuần liên tiếp (tổng số buổi tập từ 30 trở lên).

Bệnh Parkinson là bệnh lý thoái hóa hay gặp ở người cao tuổi, xảy ra khi các tế bào thần kinh (neuron) sản sinh ra dopamine chết dần. Dopamine là chất dẫn truyền có nhiệm vụ điều khiển các chuyển động của cơ thể. Do đó, người bệnh Parkinson có các triệu chứng rối loạn vận động như run tay chân, cứng cơ, mất ổn định tư thế và có nguy cơ té ngã cao hơn.

Để tìm hiểu về tác dụng của tập thể dục tới bệnh Parkinson, các nhà nghiên cứu Trung Quốc thu thập dữ liệu từ 20 nghiên cứu lâm sàng trên hơn 1.800 người bệnh Parkinson (với thời gian mắc bệnh trung bình là 7,3 năm).

Chế độ tập luyện của họ gồm các bộ môn như hình thức tập aerobic làm tăng nhịp tim phổi; Rèn luyện khả năng thăng bằng và đi lại; Kết hợp aerobic với tập thể lực hoặc thăng bằng; Tập bàn tay và cánh tay. Tổng số buổi và thời lượng tập luyện dao động từ 9-96 buổi trong khoảng thời gian 3-24 tuần.

Hiệu quả của bài tập với chức năng vận động của người bệnh Parkinson cũng được đánh giá trong cả giai đoạn dùng thuốc lẫn không dùng thuốc.

Tập tạ ở mức độ phù hợp giúp người bệnh Parkinson duy trì sức mạnh và độ bền của cơ bắp

Tập tạ ở mức độ phù hợp giúp người bệnh Parkinson duy trì sức mạnh và độ bền của cơ bắp

Kết quả cho thấy, kế hoạch tập luyện tại nhà có hiệu quả giảm nhẹ các triệu chứng vận động đáng kể. Đồng thời, tập thể dục giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng tốc độ đi bộ và khả năng thăng bằng. Các ngón tay cũng cử động dễ dàng hơn, người bệnh bớt lo sợ nguy cơ té ngã.

Sự thay đổi tích cực này được ghi nhận khi người bệnh thực hiện tập luyện tại nhà từ 8-16 tuần, với tần suất từ 3 buổi/tuần trở lên, tổng thời lượng tối thiểu 2 giờ/tuần.

Nghiên cứu không phát hiện ra lợi ích đáng kể nếu chế độ tập luyện kéo dài dưới 8 tuần, hoặc chưa đủ 30 buổi tập.

Theo Quỹ Parkinson Mỹ, người bệnh giai đoạn đầu thường có thể lực khỏe mạnh như những người cùng độ tuổi. Tuy nhiên, khi bệnh Parkinson tiến triển nặng dần, người bệnh sẽ gặp một vài khó khăn như khớp kém linh hoạt, cơ bắp yếu dần, sức bền tim phổi suy giảm.

Đối với những người mắc bệnh Parkinson, tập thể dục không chỉ giúp duy trì thăng bằng, cải thiện khả năng di chuyển và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà còn có khả năng có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh.

Cách tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ, thực hiện tập luyện với chuyên gia vật lý trị liệu để tìm ra bài tập an toàn, phù hợp với thể trạng. Trước và sau buổi tập, người bệnh cần có thời gian khởi động, làm nóng cơ bắp và thả lỏng.

 
Quỳnh Trang (Theo Parkinson News Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già