Thiếu 4 dưỡng chất này có thể làm tăng cơn đau bụng kinh

Thiếu một số chất có thể là nguyên nhân gây đau bụng kinh

Bị đau bụng kinh dữ dội dùng thuốc gì?

Bị đau bụng ngày “đèn đỏ” nên ăn gì?

6 thức trà giúp giảm cơn đau trong ngày "đèn đỏ"

5 loại đồ uống giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Nhiều phụ nữ bị chuột rút vùng bụng dưới ngay trước và trong kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau có thể khác nhau giữa mỗi người. Đau bụng kinh có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có thể do lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, hẹp cổ tử cung hoặc bệnh viêm vùng chậu. Ngoài ra, đau bụng kinh dữ dội còn có thể do thiếu hụt một số chất dinh dưỡng sau đây:

Magne

Magne có tác động không nhỏ đến các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS), đặc biệt là đau bụng kinh. Bổ sung magne hàng ngày có thể ngăn ngừa cơn đau bụng kinh hay chuột rút và co thắt bụng dưới trong thời gian này. Cơ chế hoạt động bằng cách giãn cơ trơn của tử cung và giảm lượng prostaglandin gây đau bụng kinh. Prostaglandin là chất sinh học do cơ thể tổng hợp gây co thắt tử cung.

Vitamin D

Việc sản xuất quá nhiều prostaglandin có thể dẫn đến những cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt. Vitamin D có tác dụng giảm sự biểu hiện của các hợp chất gây viêm, do đó có thể điều chỉnh việc sản xuất prostaglandin và giảm đau bụng kinh. Vì vậy, nếu mức vitamin D thấp, việc điều chỉnh các prostaglandin trong cơ thể sẽ kém hiệu quả hơn, dẫn đến khả năng cao bị đau bụng kinh.

Omega-3

Bổ suung omega-3 vào chế độ ăn giúp giảm cơn đau bụng kinh

Bổ suung omega-3 vào chế độ ăn giúp giảm cơn đau bụng kinh

Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có lượng acid béo omega-3 thấp (dưỡng chất có trong hạt lanh, hạt chia, bơ ghee, quả óc chó...) bị đau bụng kinh nhiều hơn những phụ nữ cung cấp tốt omega-3 cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm thực phẩm bổ sung omega-3 giúp làm giảm các cơn đau.

Vitamin E

Bổ sung vitamin E có thể giúp giảm các triệu chứng chuột rút, lo âu và thèm ăn có liên quan đến triệu chứng tiền kinh nguyệt. Vitamin E cũng có thể làm dịu cơn đau, giảm lượng kinh nguyệt bằng cách cân bằng nội tiết tố và điều hòa chu kỳ.

Do đó, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh và bổ sung các dưỡng chất trên trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp chị em giảm cơn đau trong những ngày "dâu rụng".

 
Nguyễn Thanh (Theo India.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng