Thực phẩm bổ sung diệp lục có thể ở dạng bột, viên nén hoặc dạng lỏng nhằm bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể
Diệp lục – thải độc và ngăn ngừa ung thư
Diệp lục - TPCN tự nhiên giúp thải độc, đẹp da, ngừa ung thư
Lấy "máu của cây xanh" từ rau quả, tảo lục và phân tằm
Những điều bạn nên biết về chất diệp lục
Tổng quan về diệp lục
Diệp lục là sắc tố quang hợp đặc trưng, đóng vai trò trung tâm trong quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời của thực vật, chuyển hóa chúng thành nguồn dinh dưỡng nuôi sống sự sống. Bên cạnh đó, diệp lục còn là kho tàng vitamin và chất chống oxy hóa quý giá, góp phần bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Ngày nay, ngoài việc cung cấp từ nguồn thực vật tự nhiên, diệp lục còn được bổ sung vào chế độ ăn thông qua các sản phẩm thực phẩm chức năng.
Nước diệp lục là dung dịch được pha chế từ chất bổ sung diệp lục dạng lỏng, hòa tan trong nước. Đây là một trong những phương pháp bổ sung diệp lục phổ biến hiện nay và được ưa chuộng, lan truyền rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội.
Diệp lục có trong tất cả các loại thực vật xanh, bao gồm: rau chân vịt, rau mùi, tảo xoắn, đậu canh, rau cải, bắp cải, măng tây, bông cải xanh, tỏi tây, matcha,...
Theo nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Đại học Chiết Giang, khi nấu thực phẩm giàu chất diệp lục trong khoảng thời gian dài bằng cách luộc, xào, quay nóng,… sẽ làm giảm hàm lượng diệp lục có trong món ăn. Vì vậy, cách tốt nhất để hấp thu tối ưu diệp lục từ thực vật là ăn sống (nếu được) hoặc hấp.
Vì sao thực phẩm bổ sung diệp lục lại được ưa chuộng?
Chlorophyllin là một hợp chất bán tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm bổ sung diệp lục. Chất này được cho là có khả năng hấp thụ cao hơn so với diệp lục tự nhiên có trong thực vật. Mặc dù tiềm năng mang lại lợi ích cho sức khỏe của chlorophyllin được khá nhiều người quan tâm, nhưng các bằng chứng khoa học hỗ trợ cho những tuyên bố này vẫn còn hạn chế.
Bên cạnh đó, chlorophyllin cũng là một dẫn xuất hòa tan trong nước của diệp lục tự nhiên, thường được tìm thấy trong các thực phẩm bổ sung dưới dạng "natri đồng diệp lục" hoặc "phức hợp đồng diệp lục".
Ngoài dạng viên nang, viên nén, diệp lục còn có thể được bào chế thành dung dịch uống hoặc kết hợp vào các sản phẩm bột rau xanh, tảo biển (như tảo xoắn, tảo lục, tảo lam). Bên cạnh việc sử dụng đường uống, diệp lục cũng được ứng dụng trong các chế phẩm bôi ngoài da như thuốc mỡ, thuốc xịt.
Những lợi ích tiềm năng của diệp lục
1. Chống lão hoá, bảo vệ sức khoẻ làn da
Theo nghiên cứu được công bố năm 2018 trên Tạp chí Da liễu Lâm sàng và Thẩm mỹ (Journal of Clinical and Aesthetic Dermatology) đã cho thấy việc kết hợp diệp lục với các thành phần trị mụn thông thường như acid salicylic có thể giúp giảm kích thước lỗ chân lông, làm mịn da và cải thiện các tổn thương do mụn.
Một nghiên cứu nhỏ hơn từ năm 2016 cũng báo cáo kết quả khả quan khi so sánh diệp lục với tretinoin, một loại retinoid được sử dụng rộng rãi trong điều trị mụn. Cả hai đều cho thấy hiệu quả tương đương trong việc phục hồi da. Ngoài ra, các nghiên cứu khác đã chứng minh khả năng làm dịu da, giảm viêm và cải thiện các dấu hiệu lão hóa của diệp lục.
2. Cải thiện chất lượng hồng cầu
Với cấu trúc phân tử tương đồng với hemoglobin, diệp lục đã được kỳ vọng có khả năng cải thiện chất lượng máu và hỗ trợ quá trình tạo máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung diệp lục có thể giúp tăng cường số lượng hồng cầu, từ đó cải thiện khả năng vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể.
Nghiên cứu của Viện Nhi khoa Ấn Độ (Indian Peadiatrics) đã cho thấy bệnh nhân thiếu máu khi sử dụng nước ép cỏ lúa mì (nguồn cung cấp diệp lục tự nhiên) đã có những cải thiện đáng kể về tình trạng sức khỏe, giảm nhu cầu truyền máu. Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ cơ chế tác động cụ thể của diệp lục, nhưng kết quả ban đầu này đã mở ra triển vọng ứng dụng diệp lục trong điều trị các bệnh liên quan đến thiếu máu.
3. Giảm cân
Một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí dinh dưỡng khoa học Appetite đã cho thấy phụ nữ thừa cân sử dụng thực phẩm bổ sung chứa diệp lục hàng ngày có xu hướng giảm cân nhiều hơn so với nhóm đối chứng. Cụ thể, họ giảm trung bình thêm hơn 1kg trong vòng 3 tháng.
Ngoài ra, nghiên cứu năm 2013 cũng chỉ ra rằng màng chứa diệp lục có thể tác động tích cực đến cảm giác no và hormone ghrelin, góp phần kiểm soát cơn đói.
4. Là chất khử mùi tự nhiên
Thực tế, diệp lục có thể trung hoà một số mùi nhất định. Trong một nghiên cứu lâm sàng được đăng tải trên tạp chí Khoa học đời sống (Life Sciences) đã chứng minh, việc bổ sung đồng chlorophyllin có hiệu quả trong việc giảm mùi tanh ở bệnh nhân trimethylaminuria. Đây là một tin vui cho những người mắc phải căn bệnh hiếm gặp này.
Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm bổ sung diệp lục
Tuy chất diệp lục là một hợp chất lành tính nhưng việc bổ sung diệp lục với liều lượng cao có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, nôn mửa và tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học về độ an toàn của diệp lục khi sử dụng với liều lượng cao như một loại thuốc. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh sử dụng diệp lục dạng lỏng do thiếu thông tin về tác động của nó đối với nhóm đối tượng này.
Bình luận của bạn