Thực phẩm siêu chế biến có khả năng làm tăng mỡ đùi và các bệnh liên quan

Mỡ đùi không chỉ lấy đi "tự tin" mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh xương, khớp.

Hiểu đúng: Thực phẩm chức năng không phải là thuốc!

Thực phẩm “siêu chế biến” có thể gây nghiện như hút thuốc lá

3 cách cắt giảm thực phẩm “siêu chế biến” trong chế độ dinh dưỡng

Cách nhận biết thực phẩm "siêu chế biến" thường gặp

Nguy cơ tử vong sớm khi ăn những thực phẩm siêu chế biến

Trong nghiên cứu được công bố tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội X quang Bắc Mỹ (RSNA) diễn ra tại Chicago (Mỹ), Tiến sĩ Zehra Akkaya, Bác sĩ chuyên khoa X quang và là tác giả chính thuộc Đại học California (Mỹ), đã đưa ra một phát hiện đáng chú ý. Nghiên cứu cho thấy, ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp gối hoặc hông nhưng chưa phát bệnh, việc tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có mối liên hệ trực tiếp với tình trạng tăng mỡ trong cơ đùi.

Thực phẩm siêu chế biến chủ yếu được cấu thành từ các chất chiết xuất tinh luyện từ nguyên liệu tự nhiên, bao gồm chất béo bão hòa, tinh bột tinh chế và đường. Để tăng cường hương vị, kéo dài thời hạn sử dụng và tạo nên tính hấp dẫn về thị giác, các nhà sản xuất thường bổ sung vào đó một lượng lớn phụ gia thực phẩm như chất tạo màu, chất nhũ hóa, chất tạo hương và chất bảo quản. Đại diện tiêu biểu cho nhóm sản phẩm này có thể kể đến các loại bánh nướng đóng gói, ngũ cốc ăn sáng có đường, thực phẩm ăn liền và các sản phẩm thịt chế biến sẵn.

TS. Akkaya đã chỉ ra, sự tích tụ mỡ quá mức tại vùng đùi có tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh viêm khớp đầu gối. Điều này đồng nghĩa với việc, việc kiểm soát lượng mỡ ở vùng đùi có thể là một yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.

Một số loại thực phẩm siêu chế biến thường gặp.

Một số loại thực phẩm siêu chế biến thường gặp.

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu hình ảnh y tế của 666 người trung niên, cho thấy một xu hướng rõ ràng: càng tiêu thụ nhiều thực phẩm siêu chế biến, lượng mỡ trong cơ đùi càng cao.

Điều đáng chú ý là mối liên hệ này vẫn tồn tại bất chấp các yếu tố khác như chỉ số khối cơ thể (BMI), lượng calo nạp vào, mức độ hoạt động thể chất, thu nhập hay trình độ học vấn. Như vậy, chính việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm siêu chế biến đã đóng vai trò quan trọng làm gia tăng mỡ cơ đùi.

TS. Akkaya cũng nhấn mạnh, việc làm rõ mối liên hệ giữa chế độ ăn và bệnh viêm khớp sẽ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Bởi viêm khớp không chỉ là một vấn đề sức khỏe cá nhân mà còn là một gánh nặng kinh tế lớn đối với toàn xã hội.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy, việc thay đổi lối sống, đặc biệt là giảm tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với bệnh viêm khớp. Đây là một thông điệp đáng suy ngẫm cho tất cả chúng ta, đặc biệt là trong bối cảnh mà các bệnh liên quan đến chế độ ăn đang ngày càng gia tăng.

 
Hà Chi (Theo Health Day)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng