Các hóa chất có hại thường có trong các món thực phẩm siêu chế biến
Nên ăn gì khi bị cảm lạnh?
Podcast: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn và kiêng gì?
"Bệnh từ miệng vào", kiểm soát ra sao?
5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng
Sức khỏe có được đảm bảo hay không phụ thuộc phần lớn vào thức ăn nạp vào. TS. Saurabh Sethi, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Kindred (Mỹ) cho biết, những người thường xuyên sử dụng thực phẩm siêu chế biến và đồ ăn vặt không chỉ có nguy cơ xấu về sức khỏe mà còn bị suy giảm tuổi thọ. Lý do trong các loại thực phẩm kể trên có 3 loại hóa chất độc hại, bao gồm:
Tartrazine
Màu thực phẩm Tartrazine (ký hiệu: E102) là một loại thuốc nhuộm azo tổng hợp, giúp tạo màu vàng chanh cho một số món ăn như bánh ngọt, khoai tây chiên, ngũ cốc ăn sáng và kẹo màu…TS. Sethi cho biết: “Chất này có liên quan đến chứng tăng động, hen suyễn, thậm chí là các hành vi bất thường ở trẻ em.”
TS. Sethi cho biết thêm, các triệu chứng quá mẫn với tartrazine xảy ra do uống hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da có thể gây ra đau nửa đầu, trầm cảm, mờ mắt, suy nhược toàn thân, khó thở, rối loạn giấc ngủ…
Tartrazine cũng gây ra phản ứng dị ứng ở những người bị hen suyễn hoặc kém dung nạp aspirin.
BHA
BHA (butylated hydroxyanisole) được áp dụng trong việc bảo quản thực phẩm có chứa chất béo như bơ, dầu thực vật và các sản phẩm chế biến sẵn. Chức năng chủ yếu của BHA là ngăn chặn quá trình ôi thiu của chất béo, từ đó giúp thực phẩm duy trì hương vị và chất lượng trong thời gian dài hơn. BHA thường được thêm vào các món như khoai tây chiên, ngũ cốc, món tráng miệng, kẹo cao su…
TS. Sethi cho biết, dựa trên các kết quả nghiên cứu được tiến hành trên các loài gặm nhấm, một số cơ quan nghiên cứu quốc tế đã đưa butylated hydroxyanisole vào danh sách chất gây ung thư, trong những tình huống nhất định nó có thể thúc đẩy sự phát triển của khối u.
Năm 1985, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Ung thư (IARC) xếp BHA vào nhóm chất 2B có thể gây ung thư ở người. Năm 1990, Tiểu bang California (Mỹ) cũng đã liệt kê BHA trong danh sách các chất gây ung thư, dị tật bẩm sinh, tổn hại hệ sinh sản theo Dự luật 65, đồng thời ra quy định cấm sử dụng trong sản phẩm dành cho trẻ em.
Không chỉ vậy, tiêu thụ BHA còn liên quan đến tình trạng suy giảm nhận thức, TS. Sethi cho biết.
Kali Bromate
Kali Bromate là chất phụ gia quen thuộc dùng làm bánh mì, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới. Chúng được sử dụng để tăng khối lượng của bột mì và bánh mì, làm bột nhào đặc và chắc hơn, đồng thời cũng có tác dụng làm ruột bánh mì ngon hơn. Phụ gia bánh mì chứa kali bromate cũng là chất giúp làm giảm thời gian nướng, do đó nó được các công ty sản xuất bánh mì ưa chuộng.
Thế nhưng, việc sử dụng kali bromate trong bánh mì lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho người ăn. Nó liên quan đến bệnh ung thư tuyến giáp và ung thư thận, và đã bị cấm tại nhiều quốc gia bao gồm các nước ở EU, Canada, Ấn Độ, và Trung Quốc.
Theo TS. Sethi, kali bromate còn gây kích ứng phổi. Nếu tiếp xúc thời gian dài với chúng có thể gây viêm phế quản với các triệu chứng như ho, đờm và khó thở. Kali bromate cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra các chứng như đau đầu, suy giảm khả năng nhận thức, suy nghĩ và có thể khiến bạn trở nên cáu kỉnh hơn.
Ngoài ra, kali bromate còn được thêm vào khoai tây chiên – đồ ăn nhẹ mà trẻ em yêu thích. Khi ăn nhiều, chúng sẽ gây ra các tác dụng phụ về thần kinh, làm tổn thương các mô thần kinh trung ương. Chúng cũng làm thay đổi chức năng của gan, gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho gan.
Bình luận của bạn