Tuổi sinh học nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?

Tùy vào các thói quen, lối sống của từng người mà tuổi sinh học có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tuổi thật

Đón tuổi già nhẹ nhàng nhờ các bài tập chống lão hóa

4 cách khắc phục tình trạng da khô do tuổi tác

Vitamin D giúp ngăn ngừa lão hóa, kéo dài tuổi thọ

Thói quen hàng ngày khiến bạn già trước tuổi

Những điều cơ bản về tuổi sinh học của một người

Khi bạn dần có tuổi, các tế bào, các mô có thể bị tổn thương và ảnh hưởng tới các hoạt động trong cơ thể. Đây là lý do tại sao các bệnh sa sút trí tuệ, ung  thư, đái tháo đường, bệnh tim mạch… có xu hướng phổ biến hơn khi về già. Do đó, nếu các tế bào càng “trẻ”, hay chúng có ít các tổn thương liên quan tới tuổi tác, bạn càng ít có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe, từ đó có tuổi thọ cao hơn.

Nhìn chung, một số thay đổi sau có thể diễn ra trong cơ thể theo thời gian:

- Thay đổi quá trình methyl hóa DNA: Quá trình methyl hóa DNA là một biến đổi gene biểu sinh (epigenetics) có thể làm “tắt” một số gene, không cho tế bào sử dụng chúng nữa. Quá trình methyl hóa DNA thường thay đổi khi tế bào trở nên già đi.

- Thay đổi gene: Việc “tắt” hoặc “bật” một số gene nhất định thông qua quá trình methyl hóa DNA có thể khiến các tế bào hoạt động khác đi.

Tuổi sinh học của một người có liên quan tới những thay đổi trong tế bào

Tuổi sinh học của một người có liên quan tới những thay đổi trong tế bào

- Thay đổi telomere: Telomere là 1 đoạn DNA ở đầu mỗi nhiễm sắc thể, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ phân tử DNA. Việc đo chiều dài của telomere cũng có thể giúp đo tuổi sinh học của một người. Nguyên nhân là bởi bạn càng có tuổi, telomere càng có xu hướng trở nên ngắn hơn.

- Thay đổi quá trình trao đổi chất: Cách cơ thể phân hủy các dưỡng chất, mức độ sử dụng năng lượng có thể thay đổi khi bạn già đi.

Những thay đổi trên có thể ảnh hưởng tới các hoạt động trong cơ thể. Do đó, tuổi sinh học của một người càng cao, nguy cơ mắc các căn bệnh liên quan tới tuổi tác càng cao.

Làm sao để làm chậm, “đảo ngược” tuổi sinh học?

Để biết được chính xác tuổi sinh học của mình, bạn có thể phải thực hiện các xét nghiệm để đo biến đổi gene biểu sinh, đo lường các chỉ số khác.

Tuy nhiên, nếu nhận thấy mình có xu hướng già nhanh trước tuổi, bạn có thể thực hiện một số thay đổi về lối sống trong infographic sau để duy trì sức khỏe tốt hơn, làm chậm tuổi sinh học của mình:

tuoi-sinh-hoc
 
Vi Bùi (Theo Northwestpharmacy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp