Người tăng huyết áp lưu ý gì trong thời tiết nắng nóng?

Trong những ngày nắng nóng, chỉ số huyết áp thường không ổn định

Cách kiểm soát huyết áp tại nhà đơn giản, hiệu quả dễ thực hiện

Tăng huyết áp ảnh hưởng đến não và thận thế nào?

3 khoáng chất quan trọng đối với người bệnh tăng huyết áp

Chế độ ăn cho người tăng huyết áp, hở van tim cần chú ý gì?

Tác động của thời tiết tới tăng huyết áp

Trong mùa Hè, sự bài tiết mồ hôi gia tăng, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh. Cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ nhớt tăng cao - một trong những cơ chế gây tăng huyết áp.

Ngoài ra, nhiệt độ và độ ẩm tăng cao trong ngày oi nóng khiến máu lưu thông tới da nhiều hơn. Hậu quả là tim đập nhanh hơn bình thường để có thể bơm máu đi khắp cơ thể. Đây là trở ngại cho những người mắc bệnh lý tăng huyết áp, dễ gây ra cảm giác bứt rứt khó chịu, chóng mặt, nhức đầu.  

Người mắc tăng huyết áp vốn thích ứng không tốt với thay đổi nhiệt độ đột ngột. Đi từ ngoài trời nóng vào phòng điều hòa, máy lạnh sẽ khiến cho những mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở bình thường tức thời co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng khiến nhiều người ngủ không ngon giấc, tăng nguy cơ xuất hiện hiện tượng tăng huyết áp về đêm.

3 lưu ý giúp ổn định huyết áp trong thời tiết nắng nóng

Dùng thuốc đều đặn, thăm khám định kỳ

Theo dõi huyết áp đều đặn và thăm khám thường xuyên để kịp thời điều chỉnh đơn thuốc hạ huyết áp

Theo dõi huyết áp đều đặn và thăm khám thường xuyên để kịp thời điều chỉnh đơn thuốc hạ huyết áp

Người bệnh tăng huyết áp nên thăm khám định kỳ, nhất là vào mùa nắng nóng để được bác sỹ điều chỉnh đơn thuốc, đưa ra tư vấn phù hợp. Thuốc hạ huyết áp cần được sử dụng đều đặn, đúng liều lượng, không ngắt quãng. Trong trời nóng, người đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp không nên hoạt động nhiều ngoài trời nắng, đề phòng giãn mạch quá mức dẫn đến hạ huyết áp.

Vận động vừa sức

Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích trong hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp. Tuy nhiên, trong ngày nắng nóng, người bệnh nên chú ý tập luyện điều độ, phân bổ hợp lý về cường độ, chọn khung giờ mát mẻ như buổi sáng hoặc chiều tối. Người tuổi trung niên trở lên nên vận động toàn thân với nhịp độ chậm vừa, không nên tập nặng, có thể chọn các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, lên xuống cầu thang, đi xe đạp chậm, đi bộ…

Người mắc tăng huyết áp cần chú ý tới việc bù nước trong những ngày nhiệt độ tăng cao

Người mắc tăng huyết áp cần chú ý tới việc bù nước trong những ngày nhiệt độ tăng cao

Trong quá trình tập, cần bổ sung nước lọc, nước điện giải kịp thời. Do cơ thể ra nhiều mồ hôi trong thời tiết nắng nóng, khiến độ nhớt máu tăng, kéo theo áp lực lên thành mạch. Tránh dùng rượu bia, các loại nước giải khát có đường hay nước có gas.

Một số dấu hiệu cơ thể không thích ứng kịp với nhiệt độ cao gồm: Chóng mặt, tim đập nhanh, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, đổ quá nhiều mồ hôi, cơ bắp co thắt…

Hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ thay đổi đột ngột

Người bệnh tăng huyết áp không nên ở trong phòng điều hòa quá lâu, nhiệt độ trong phòng chỉ nên chỉnh ở mức 26 – 28 độ C. Hạ nhiệt độ quá thấp khiến mạch máu co lại, nếu phải ra ngoài trời nắng nóng dễ bị sốc nhiệt.

Sau khi tắm, người dân cũng không nên vào ngay phòng điều hoà ngay hay ngồi trước quạt. Nguyên nhân là nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp khi tắm, nếu ngồi hứng gió quạt, gió điều hòa dễ gây co mạch đột ngột, làm tăng huyết áp và dẫn đau đầu mãn tính, hoặc đột quỵ.  

Trước khi ra khỏi phòng 30 phút cần tắt điều hòa, mở cửa phòng cho thông khí và giúp cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài. Nếu đi từ ngoài vào phòng điều hòa, hãy để điều hòa ở chế độ cao rồi hạ thấp nhiệt độ dần.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già