7 nguyên nhân gây mất ngủ và cách đề phòng

Biết được các nguyên nhân gây mất ngủ sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng này tốt hơn

Rối loạn giấc ngủ - nỗi ám ảnh của người trung niên và cao tuổi

4 bài tập tốt nhất giúp bạn dễ ngủ

Mất ngủ kéo dài có nguy hiểm không và cách khắc phục hiệu quả

TPBVSK Goldream: Sản phẩm hay cho người mất ngủ, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ

Các nguyên nhân gây mất ngủ

Căng thẳng, rối loạn lo âu

Các sự kiện gây căng thẳng trong cuộc sống (ví dụ như có người thân mới qua đời, rắc rối tài chính, rắc rối trong công việc…) có thể gây ra tình trạng mất ngủ ở một số người. Ngay cả khi sự việc đã qua đi được một thời gian, việc suy nghĩ, lo lắng nhiều khi tới giờ đi ngủ vẫn có thể khiến bạn bị mất ngủ.

Điều đáng nói là nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn lại có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi vì không ngủ được. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn, khó thoát ra được.

Trầm cảm

Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mất ngủ cũng có thể dẫn tới trầm cảm, hoặc khiến tình trạng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.

Rối loạn tâm thần 

Một số vấn đề rối loạn tâm thần khác (như rối loạn tâm trạng, rối loạn hoảng sợ, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, tâm thần phân liệt) cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ, gây ra tình trạng mất ngủ.

Một số vấn đề sức khỏe khác

- Bệnh đường hô hấp như hen suyễn hoặc phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

- Bệnh tim mạch như suy tim hoặc đau thắt ngực.

- Các vấn đề về cơ hoặc khớp (như viêm khớp).

- Rối loạn nội tiết (như tuyến giáp hoạt động quá mức).

- Bệnh thần kinh như bệnh Parkinson, Alzheimer.

- Các vấn đề về sinh dục như phì đại tuyến tiền liệt hoặc tiểu không tự chủ.

- Rối loạn giấc ngủ như chứng ngủ rũ, ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên.

mat-ngu

- Tình trạng đau mạn tính.

- Các vấn đề về tiêu hóa như trào ngược acid dạ dày - thực quản.

- Thời kỳ mãn kinh.

- Dị ứng.

Môi trường và thói quen ngủ

Đi ngủ không đúng giờ, ngủ quá nhiều trong ngày hoặc không thư giãn trước khi đi ngủ… đều là các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ. Ngoài ra, tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử cũng có thể ảnh hưởng tới chu kỳ giấc ngủ.

Những thay đổi trong thói quen ngủ (ví dụ như ngủ bù cho đêm hôm trước bị mất ngủ, thay đổi ca làm việc, thay đổi múi giờ…) cũng có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học, gây ra chứng mất ngủ.

Các yếu tố môi trường có thể góp phần gây mất ngủ bao gồm: Giường/gối không thoải mái, nhiệt độ phòng ngủ quá nóng/lạnh, phòng ngủ quá sáng hoặc ồn ào.

Lối sống

Một số thói quen kém lành mạnh như uống nhiều rượu bia, dùng các chất kích thích (bao gồm cả việc hút thuốc lá, uống nhiều đồ uống chứa caffeine), lười vận động, ăn quá no về đêm… đều có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

- Một số thuốc chống trầm cảm.

- Thuốc steroid.

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).

- Thuốc điều trị bệnh động kinh.

- Thuốc điều trị tăng huyết áp.

- Một số loại thuốc điều trị hen suyễn.

- Một số chất kích thích được sử dụng để điều trị các tình trạng như chứng ngủ rũ hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Cách phòng ngừa tình trạng mất ngủ

 

- Duy trì chu kỳ giấc ngủ nhất quán: Bạn nên cố gắng đi ngủ và thức dậy vào khoảng thời gian cố định, phù hợp với nhịp sinh học của mình. Điều này sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn trong ngày, dễ đi vào giấc ngủ về đêm.

- Thiết lập các thói quen lành mạnh trước khi đi ngủ: Bạn nên hoàn thành hết các công việc và dành thời gian nghỉ ngơi đôi chút trước khi đi ngủ. Đọc sách, tắm nước ấm, nghe nhạc… có thể giúp thư giãn tinh thần, giúp bạn dễ ngủ hơn.

- Giữ phòng ngủ mát mẻ: Phòng ngủ quá nóng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn, hay thức giấc giữa đêm hơn.

- Tránh ánh sáng xanh vài giờ trước khi đi ngủ: Ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử (TV, điện thoại, máy tính…) có thể ức chế sản sinh melatonin - một hormone có thể kích thích giấc ngủ sâu.

- Hạn chế các yếu tố môi trường (ánh sáng, tiếng ồn): Nếu có thể, bạn nên thử lắng nghe tiếng ồn trắng (white noise), hoặc sử dụng nút bịt tai, miếng bịt mắt để giảm ánh sáng và tiếng ồn từ bên ngoài.

- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục vừa sức 30 phút/ngày cũng có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Theo đó, các chuyên gia cho rằng hoạt động thể chất có thể giải phóng endorphin giúp giảm đau, giảm căng thẳng và lo lắng, từ đó thúc đẩy giấc ngủ sâu.

- Tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược: Sản phẩm có chứa thảo dược nữ lang, kết hợp cùng 5 - tryptomin (tiền chất có thể chuyển hóa thành melantonin trong cơ thể) có thể giúp điều hòa chu kỳ  thức - ngủ, duy trì nhịp sinh học của giấc ngủ, giảm mệt mỏi, lo âu, căng thẳng thần kinh.

Vi Bùi (Theo News-medical/Amerisleep)

 

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE GOLDREAM - HỖ TRỢ GIÚP DỄ NGỦ, HẠN CHẾ TỈNH GIẤC GIỮA ĐÊM, BỚT MỆT MỎI KHI THỨC DẬY

goldream

CÔNG DỤNG:

- Giúp dưỡng tâm an thần.

- Hỗ trợ giúp ngủ ngon, hỗ trợ giảm căng thẳng.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

- Người trưởng thành khó ngủ, mất ngủ với biểu hiện bị stress và mệt mỏi.

- Người bị suy nhược thần kinh, ngủ không ngon giấc.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

- Uống 2 viên/ngày trước khi đi ngủ 1 giờ, khi có dấu hiệu khó ngủ, mất ngủ.

- Không sử dụng dài ngày.

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

- Hộp 2 vỉ. Mỗi vỉ 10 viên nén.

- Lọ: 60 viên nén.

BẢO QUẢN:

Nơi khô, thoáng, nhiệt độ dưới 30oC và tránh ánh nắng trực tiếp.

XUẤT XỨ SẢN PHẨM

Sản xuất tại:

Công ty TNHH Tư Vấn Dược Quốc Tế (IMC)

Nhà máy công nghệ cao IMC Quang Minh

Trụ sở: B18+19 Khu B Hoàng Cầu - Đống Đa - Hà Nội.

ĐCSX: Lô 42A2 - Khu công Nghiệp Quang Minh I - Thị trấn Quang Minh - Mê Linh - Hà Nội.

Tiếp thị và phân phổi bởi: Công ty TNHH Viễn Bằng

ĐC: Số 261 - Đường Phú Diễn - Phường Phú Diễn - Quận Bắc Từ Liêm - TP. Hà Nội.

Số XNCB: 5071/2020/ĐKSP

Số XNQC: 3017/2020/XNQC-ATTP

*Nếu bạn đang gặp các vấn đề về rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy mệt mỏi, hãy dành 2 phút gọi tổng đài 1800.6955 hoặc nhắn zalo số 036.302.5518 để được dược sỹ tư vấn.

untitled-1-17031341-220509170313-16465930-220511164659

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp