Đừng vội vứt những bộ phận này từ một số loại rau, quả

Không phải phần vỏ nào bạn cũng nên vứt bỏ

5 thực phẩm người bệnh đái tháo đường nên ăn trong mùa Đông

Vì sao khoai tây là thực phẩm "sáng giá" tốt cho việc giảm cân?

Thực phẩm nên ăn khi bạn mắc chứng đỏ mặt rosacea

Những thực phẩm giúp tăng cường khả năng sinh sản

Vỏ khoai tây

Không chỉ phần thịt của khoai tây mà vỏ khoai tây cũng giàu dinh dưỡng bởi chứa hàm lượng chất xơ cao (khoảng 1/2 lượng chất xơ trong khoai tây), calci, các vitamin nhóm B, vitamin C, sắt... Ban nên nấu khoai tây cùng với vỏ sau khi rửa sạch và ngâm chúng trong nước ấm trước khi nấu. 

Để tránh hiện tượng đầy hơi, khó tiêu sau khi ăn vỏ khoai tây, bạn nên uống nhiều nước để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.

Vỏ hành tây

Khi lột vỏ củ hành tây, bạn có thể giữ lại lớp vỏ bởi chúng chứa một lượng lớn quercetin, đặc biệt ở hành tây tím, là một sắc tố thuộc nhóm hợp chất thực vật được gọi là flavonoid polyphenol có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp, ngăn ngừa mảng bám động mạch và giữ cho tim khỏe mạnh.

Về cách dùng, bạn rửa sạch vỏ củ hành tây sau đó ngâm trong khoảng 2 bát nước, đun sôi hỗn hợp này trong khoảng 10-15 phút, vớt vỏ hành tây ra khỏi nước và uống một ly nước hành tây sau bữa ăn tối. Lưu ý: Phụ nữ mang thai và cho con bú tuyệt đối không dùng cách này.

Lá và thân của súp lơ xanh

Thân của súp lơ cũng rất giàu dinh dưỡng

Thân của súp lơ cũng rất giàu dinh dưỡng

Lá súp lơ xanh có chứa chất chống oxy hóa mạnh carotenoid, cung cấp vitamin A và có thể hỗ trợ ngăn ngừa sự tấn công của các tế bào ung thư. Bạn cũng không nên lãng phí phần thân của súp lơ giàu chất xơ, folate, kali và các vitamin A, C và K, chứa ít calorie. Bạn có thể sử dụng lá và thân súp lơ xanh cho các món soup, nước ép hoặc xào, hoặc tham khảo công thức TẠI ĐÂY.

Lá cà rốt

Không chỉ củ, lá cà rốt chứa nhiều calci, magne, niacin, sắt, kẽm, vitamin B, vitamin K, chất chống oxy hóa... có lợi trong phòng ngừa ung thư ruột kết cũng như giúp xương chắc khỏe hơn. Bạn có thể thêm lá cà rốt vào món salad, trộn với nui, hoặc làm món lá cà rốt xào tỏi cũng rất đưa cơm.

Vỏ dưa hấu

Acid amin gọi là citronella được tìm thấy trong phần vỏ dưa hấu có màu trắng hoặc xanh lá cây có tác dụng làm tăng lưu thông máu và làm giãn mạch tốt cho người bệnh tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường. Bạn có thể trộn phần vỏ này với cùi dưa trong máy xay để làm món sinh tố bổ dưỡng.

Hạt dưa hấu

Hạt dưa hấu rất giàu sắt, kẽm, đồng và magne được dùng trong hỗ trợ điều trị vô sinh, tốt cho tim mạch, giúp da và tóc khỏe mạnh. Bạn có thể thêm hạt dưa hấu vào món salad, mì ống và bất kỳ món ăn nào dưới ánh nắng mặt trời.

Về cách dùng hạt dưa hấu, bạn chuẩn bị một nắm hạt dưa tươi, đun sôi cùng 1 lít nước trong khoảng 15 phút. Chờ nước nguội bớt, chắt nước bỏ hạt đi và dùng uống.

Vỏ kiwi

Vỏ kiwi giàu chất xơ

Vỏ kiwi giàu chất xơ

Lớp vỏ có lông màu nâu sẫm của quả kiwi giàu chất xơ, chất dinh dưỡng, vitamin C và cũng có đặc tính chống các tế bào ung thư. Thậm chí, có nghiên cứu cho rằng vỏ của quả kiwi chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn so với phần thịt của kiwi.

Bạn chải sạch lớp lông trên vỏ là có thể ăn chung với phần thịt của kiwi, hoặc bạn có thể cắt riêng lớp vỏ này, trộn chung với sữa tươi hay sữa chua cho vào máy sinh tố. Và một lưu ý khác, nên chọn mua quả kiwi vàng vì lớp vỏ của nó ít lông hơn kiwi xanh.

Cùi của quả cam

Phần cùi tức phần vỏ màu trắng có chứa các sợi bao quanh thịt quả cam, chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khoa học cơ bản và Ứng dụng (Journal of Fundamental and Applied Sciences), việc loại bỏ phần cùi có thể làm giảm 30% hàm lượng chất xơ từ cam.

Nên chọn cam sạch, nên ăn phần cùi bên trong, có thể rửa bằng nước nóng và ăn một ít, hoặc cũng có thể cắt thành lát mỏng và thêm vào đồ uống.

 
Nguyễn Thanh (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng