Cải thiện tình trạng cứng khớp vào buổi sáng

Triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh viêm khớp

Những biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Thực phẩm dành cho người bị viêm khớp dạng thấp

Nên chườm nóng hay chườm lạnh khi bị viêm khớp dạng thấp?

Nguyên nhân và phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp

Tại sao cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng?

Triệu chứng phổ biến ở người bị viêm khớp dạng thấp là đau khớp và cứng khớp, nặng nhất sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi bất động trong khoảng thời gian dài. Tình trạng này có thể kéo dài 1-2 tiếng vào buổi sáng.

Một số nghiên cứu cho thấy, cơn viêm khớp xảy ra theo chu kỳ thức ngủ của cơ thể, nên đạt đỉnh vào sáng sớm. Nguyên nhân có thể do các hormone như cortisol, melatonin, prolactin tăng giảm đột ngột sau một đêm. Đây là lý do nhiều người bệnh gặp đau đớn khi rời giường vào buổi sáng, đi lại và cử động khó khăn.

Nghiên cứu trên Tạp chí Viêm khớp dạng thấp Scandinavian cho thấy, có tới hơn nửa bệnh nhân gặp những cảm xúc tiêu cực do những cản trở bởi tình trạng cứng khớp vào buổi sáng.

Đối phó với triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng

Các biện pháp giúp kiểm soát tình trạng cứng khớp cũng giúp bạn cải thiện bệnh viêm khớp dạng khớp: Vận động đều đặn, thiền định và thay đổi thói quen sinh hoạt.

Tập thể dục

Vận động đều đặn, dù là các động tác giãn cơ nhẹ nhàng, cũng có lợi cho người bị viêm khớp dạng thấp

Vận động đều đặn, dù là các động tác giãn cơ nhẹ nhàng, cũng có lợi cho người bị viêm khớp dạng thấp

Hiện tượng cứng khớp đầu gối, bàn tay... vào buổi sáng cải thiện càng sớm nếu bạn dậy sớm và vận động thể chất. Việc làm này có thể khó khăn do đây là thời điểm bạn mệt mỏi và khó chịu nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Thực hành và Nghiên cứu lâm sàng Viêm khớp dạng thấp cho thấy, tập thể dục là chìa khóa giúp bạn kiểm soát tình trạng cứng khớp vào buổi sáng.

Lời khuyên này không có nghĩa là bạn phải thức dậy, ra sân tập các môn thể thao nặng. Hình thức tập luyện phù hợp là bài tập nhẹ nhàng, đều đặn và được bác sỹ cho phép. Nguyên nhân là hoạt động mạnh quá mức có thể làm tổn thương các khớp vốn đang bị viêm.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách đi bộ chậm rãi hoặc tập yoga nhẹ nhàng khoảng 3-5 phút, thực hiện đều đặn 2 lần/ngày. Một số động tác giãn cơ tại chỗ cũng góp phần cải thiện biên độ cử động của khớp:

- Giãn chân và cơ gân khoeo: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng chân, đầu gối hơi chùng. Cúi gập người và thả lỏng để chạm vào bàn chân (không ép cơ thể quá mức).

- Ngón tay, cổ tay: Xoay cổ tay theo chuyển động tròn; Co duỗi ngón tay.

- Giãn cơ cổ: Từ từ chậm rãi hạ cằm xuống thấp, sau đó nâng đầu về tư thế bình thường. Từ từ nghiêng đầu về bên vai phải, rồi trở về tư thế bình thường. Lặp lại với bên trái.

Thiền định

Thực hiện các bài tập thiền định như tập thở giúp bạn kiểm soát stress, duy trì tâm thế tích cực để bắt đầu ngày mới. Như vậy, bạn có thể giảm mệt mỏi, áp lực vì hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng.

Massage

Vật lý trị liệu, massage giúp cải thiện đau khớp, cứng khớp hiệu quả

Vật lý trị liệu, massage giúp cải thiện đau khớp, cứng khớp hiệu quả

Biện pháp massage có thể giúp cải thiện chức năng và giảm đau khớp với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ, tìm các cơ sở vật lý trị liệu uy tín.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên cai thuốc lá, kiêng đồ uống có cồn để góp phần hạn chế các đợt viêm cấp. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi cách bài trí một số vật dụng trong nhà để không phải cúi gập nhiều, mua đồ vật dễ cầm nắm, chuyển phòng ngủ xuống tầng thấp… Như vậy, bạn sẽ không mất nhiều thời gian và sức lực để chuẩn bị vào mỗi buổi sáng.

 
Quỳnh Trang (Theo Health Central)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp