Da sần sùi và bầm tím là dấu hiệu bệnh gì?

Xuất hiện dày sừng nang lông, da khô, bong vảy có thể là biểu hiện bạn đang thiếu vitamin A

Lợi ích của vitamin E với mái tóc mùa Đông

Thiếu vitamin và khoáng chất này có thể là nguyên nhân rụng tóc

Cách để hấp thu đủ vitamin D trong mùa Đông

Cơ thể nặng mùi do thiếu vitamin và khoáng chất?

Da sần sùi

Dày sừng nang lông (keratosis pilaris) là tình trạng da khá thường gặp với biểu hiện đặc trưng là các nốt sừng ở vị trí nang lông có màu đỏ hoặc trắng, thường xuất hiện ở mông, đùi, cánh tay và má. Tuy nguyên nhân bệnh vẫn chưa được hiểu rõ ràng, nhưng sự xuất hiện của các nốt sừng này có thể do một lượng lớn keratin đang được sản xuất trong nang lông. Ngoài ra, dày sừng nang lông cũng có yếu tố di truyền. Theo dữ liệu nghiên cứu được đưa ra tại Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ (the National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine), những người có dấu hiệu dày sừng nang lông có thể đang thiếu vitamin A và vitamin C trong chế độ ăn uống.

Các thực phẩm nên ưu tiên bổ sung vào chế độ ăn uống gồm: Sữa, trứng, cá, rau lá xanh đậm (chứa vitamin A/beta carotene), nội tạng động vật, rau củ màu vàng cam, các loại trái cây họ cam quýt, ổi, cải xoăn,...

Móng giòn và yếu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có khả năng do thiếu biotin (vitamin B7). Những người hút thuốc hoặc uống rượu nhiều, người đang mang thai hoặc bị rối loạn tiêu hóa có nguy cơ bị thiếu vitamin B7.

Để bổ sung vitamin B7, chế độ ăn uống nên có các thực phẩm như: Cá, sữa, thịt, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, rau chân vịt, các loại hạt, khoai lang, súp lơ, chuối,...

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên (bệnh Willis-Ekbom) còn gọi là hội chứng chân không nghỉ, liên quan đến rối loạn thần kinh, làm xuất hiện những cơn xung động thần kinh không kiểm soát xuống chân. Kết quả là chân người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, đặc biệt khi ngồi hoặc nằm xuống. Lượng sắt trong máu thấp có thể làm cho các triệu chứng của hội chứng chân không yên trở nên tồi tệ hơn. Nồng độ sắt có thể giảm mạnh trong thời kỳ mang thai, vì vậy phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng này.

Bổ sung sắt thông qua các thực phẩm chứa nhiều sắt như: Thịt, gia cầm, cá, rau lá xanh đậm, hạt, ngũ cốc nguyên hạt.

Chảy máu nướu

Nướu bị chảy máu do đâu?

Nướu bị chảy máu do đâu?

Thiếu vitamin C là một trong những nguyên nhân gây chảy máu nướu răng. Cơ thể không thể tự sản xuất vitamin C. Nếu không có đủ lượng vitamin C, cơ thể sẽ thiếu các khả năng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và chữa lành vết thương.

Thực phẩm giàu vitamin C nên có trong chế độ ăn uống gồm: Nho đen, trái cây họ cam quýt, quả mọng, kiwi, cà chua, súp lơ, giá đỗ.

Gàu và bong tróc da đầu

Viêm da tiết bã ảnh hưởng đến các vùng sản xuất dầu trên cơ thể. Những người viêm da tiết bã thường bị gàu và bong tróc da (vùng mặt, háng, bẹn và ngực). Tuy chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng viêm da tiết bã có khả năng liên quan đến thiếu hụt khoáng chất và vitamin như  kẽm, vitamin B2 (riboflavin), vitamin B3 (niacin) và vitamin B6 (pyridoxine).

Người viêm da tiết bã nên ăn các thực phẩm như: Ngũ cốc nguyên hạt, gia cầm, thịt, hải sản, cá, trứng, sữa, các loai rau lá xanh, các loại đậu trong chế độ ăn uống của mình.

Loét miệng

Thiếu một số chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B hoặc sắt, có thể là "thủ phạm" gây ra các vết loét trong hoặc xung quanh miệng. Những người bị loét miệng có khả năng có lượng sắt thấp gấp 2 lần so với người không mắc. Ngoài ra, còn có sự tương quan giữa thiếu vitamin B1, B2 và B6 với tình trạng loét miệng.

Thực phẩm cần thêm vào chế độ ăn uống trong trường hợp này gồm: Gia cầm, thịt, cá, các loại đậu, rau lá xanh đậm, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, sữa.

Táo bón

Không ăn đủ chất xơ là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, người trưởng thành nên ăn 38gr chất xơ mỗi ngày (nam giới) và 25gr (nữ giới). Cải thiện lượng chất xơ ăn vào giúp tăng tần suất đại tiện cho người bị táo bón. Một nghiên cứu cũ từ năm 2007 được đăng trên European Journal of Clinical Nutrition cho thấy, tăng lượng magne có thể giúp ích cho những người bị táo bón.

Để cải thiện tình trạng táo bón, bạn nên ăn hạt lanh, súp lơ, táo, đậu lăng, mận, rau chân vịt, sung ngọt.

Chân bầm tím

Vết bầm tím không rõ nguyên nhân, cảnh báo thiếu một số vitamin quan trọng

Vết bầm tím không rõ nguyên nhân, cảnh báo thiếu một số vitamin quan trọng

Nhiều người thấy chân bị bầm tím không rõ nguyên nhân. Đây có thể là do thiếu vitamin C - chất quan trọng đối với quá trình hình thành collagen và giúp thành mạch máu vững chắc. Thiếu hụt vitamin C có thể khiến các mao mạch yếu đi và tăng nguy cơ bị bầm tím.

Thực phẩm nên ăn để tăng cường vitamin C, giảm tình trạng chân bầm tím gồm: Trái cây họ cam quýt, dâu tây, súp lơ, cải brussels, ớt xanh và ớt đỏ, rau chân vịt, bắp cải, xoài.

Mệt mỏi

Dù ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, đây có thể là triệu chứng thiếu vitamin D. Ngoài ra còn các biểu hiện khác như trầm cảm, rụng tóc, đau cơ, đau xương, đau lưng. Tuy nhiên, trong một thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng giả dược, đăng trên tạp chí Medicine năm 2016, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng vitamin D giúp điều trị chứng mệt mỏi ở những người khỏe mạnh.

Thực phẩm nên thêm vào chế độ ăn uống để tăng cường vitamin D gồm: Cá béo (cá ngừ, cá thu, cá hồi), sữa đậu nành và sữa hạnh nhân tăng cường, phô mai, lòng đỏ trứng, nấm.

Chuột rút bắp chân

Đau bắp chân và các cơ khác thường do lượng magne không đủ. Do magne tham gia vào hơn 600 phản ứng của tế bào, trong đó có sự co cơ. Magne giúp giãn cơ bằng cách hoạt động như một chất chặn calci tự nhiên, vì calci liên kết với các protein cụ thể để cơ co lại. Nếu không đủ magne để ngăn chặn calci, cơ bắp chân có khả năng co quá mức, gây chuột rút.

Bổ sung magne thông qua các thực phẩm như: Hạt bí, rau chân vịt, đậu đen, hạt lanh, hạnh nhân, hạt điều, chocolate đen, quả bơ, đậu phụ, cá hồi. 

 
Nguyễn Thanh (Theo MSN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng