Dầu cọ là 1 trong những loại dầu có giá thành rẻ nhưng chứa nhiều chất béo bão hòa
Những việc nhà mẹ bầu nên tránh để đảm bảo an toàn
Cách làm bánh muffin chuối với nồi chiên không dầu
Nên dùng loại dầu ăn nào khi giảm cân?
Những mối nguy hại khi tái sử dụng dầu ăn
Lợi – hại của dầu cọ
Dầu cọ là một trong những nguồn chất béo được sử dụng trong nấu ăn phổ biến nhất thế giới. Dầu được ép từ phần thịt quả hoặc hạt của cây cọ (Elaeis guineensis). Dầu cọ có màu đỏ cam tự nhiên nhờ hàm lượng beta-carotene cao. Bên cạnh đó, dầu cọ cũng chứa lượng vitamin E đáng kể. Đây đều là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có nhiều lợi ích tiềm năng với não bộ.
Tuy nhiên, cùng với dầu dừa, dầu cọ là một trong số rất ít dầu thực vật có chứa chất béo bão hòa (saturated fat). Chất béo bão hòa được chứng minh có liên hệ mật thiết với nhiều bệnh lý tim mạch, do chúng làm tăng nồng độ "cholesterol xấu" LDL và triglyceride trong máu.
Một số báo cáo cho thấy dầu cọ (ép từ thịt quả cọ) có khoảng 34-50% là chất béo bão hòa. Trong khi đó, dầu hạt cọ và dầu dừa có hàm lượng chất béo bão hòa lên tới 85%. Hàm lượng chất béo bão hòa càng cao sẽ khiến dầu đông lại (thành chất rắn) ở nhiệt độ phòng. Dầu cọ cũng như vậy, tuy nhiên, các quy trình xử lý có thể biến chúng thành dầu lỏng để nấu ăn.
Chất béo bão hòa trong dầu cọ, thực chất vẫn là lựa chọn an toàn hơn chất béo chuyển hóa (trans fat). Chúng hình thành trong quá trình chế biến thực phẩm, bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn, nhằm giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn. Chất béo chuyển hóa không chỉ làm tăng các thành phần mỡ máu mà còn làm giảm "cholesterol tốt" HDL.
Mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới là loại bỏ hoàn toàn chất béo chuyển hóa trong thực phẩm toàn cầu trước năm 2023. Chất béo chuyển hóa có mặt trong bơ thực vật, bánh ngọt, đồ ăn nhanh… Vì thế, nhiều nhà sản xuất tìm tới dầu cọ nhằm thay thế bơ thực vật. Nhưng điều này không có nghĩa dầu cọ là sản phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh những tranh cãi về dinh dưỡng, dầu cọ còn có ảnh hưởng xấu tới môi trường. Tại những quốc gia sản xuất dầu cọ quy mô lớn, đồn điền trồng cọ là nguyên nhân chính dẫn tới nạn phá rừng, phá hủy môi trường sống của hàng loạt động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Làm thế nào để cắt giảm dầu cọ?
Dầu cọ có mặt trong vô vàn sản phẩm thực phẩm đóng gói sẵn trên thị trường, như kem, mì ăn liền, chocolate. Ví dụ, dầu cọ xếp thứ 2 trong bảng thành phần của món mứt Nutella nổi tiếng (mứt hạt phỉ chuyên dùng để phết bánh mì). Đôi khi, dầu cọ còn "ẩn nấp" dưới nhiều cái tên như dầu thực vật.
Để cắt giảm dầu cọ, bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn, đồ ăn nhanh trên thị trường. Thói quen đọc bảng thành phần sản phẩm giúp bạn tìm được những lựa chọn lành mạnh, tốt cho sức khỏe hơn.
Nếu một sản phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa chiếm hơn 40% tổng lượng chất béo, rất có thể trong đó có chứa dầu cọ. Các chuyên gia dinh dưỡng của Harvard khuyến nghị, người tiêu dùng nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm dầu thực vật ở dạng lỏng tự nhiên như dầu olive, dầu hạt cải.
Bình luận của bạn