Sữa thực vật thiếu một vài dưỡng chất quan trọng so với sữa bò

Đồ uống có nguồn gốc thực vật như sữa hạnh nhân, đậu nành ngày càng được ưa chuộng

Làm sao chọn được loại sữa thực vật phù hợp với nhu cầu?

Infographic: Gợi ý các loại sữa thực vật có thể thay thế sữa bò

Cần lưu ý những gì khi chọn các loại sữa thực vật?

Kinh nghiệm chọn bình sữa phù hợp cho trẻ sơ sinh

Sữa thực vật làm từ yến mạch, hạnh nhân và các loại hạt ngày càng phổ biến và được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng về bảng thành phần dinh dưỡng của các sản phẩm này.

Mới đây nhất, một nghiên cứu được trình bày tại NUTRITION 2023 – hội nghị thường niên của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ đã so sánh chi tiết giá trị dinh dưỡng của sữa bò so với sữa thực vật. Các nhà khoa học từ Trung tâm Điều phối Dinh dưỡng (NCC), Đại học Minnesota đã thu thập thông tin về thành phần của 236 sản phẩm sữa thực vật từ 23 nhà sản xuất. Dữ liệu sau đó được so sánh với sữa bò ở các tiêu chí khác nhau.

Phân tích kết quả thu được, các nhà nghiên cứu phát hiện, khoảng 2/3 sản phẩm sữa thực vật có nguồn gốc làm từ hạnh nhân, yến mạch hoặc đậu nành. Có tới hơn 2/3 số lượng sản phẩm được bổ sung calcivitamin D để đạt được hàm lượng tương tự sữa bò. Tuy nhiên, tỷ lệ sản phẩm được bổ sung calci và vitamin D ở mỗi loại sữa lại có sự khác biệt: Sữa yến mạch có 76%, sữa đậu nành 69% và sữa hạnh nhân là 66%.

Sữa thực vật thường được bổ sung vitamin D và calci

Sữa thực vật thường được bổ sung vitamin D và calci

Hàm lượng protein (chất đạm) trong sữa thực vật dao động từ 0-12gr trên mỗi khẩu phần 240ml. Tuy nhiên, chỉ có 16% trong số các sản phẩm sữa thực vật có lượng protein bằng hoặc cao hơn sữa bò. Trong đó, sữa làm từ hạt họ đậu có hàm lượng protein cao hơn cả.

Đây mới chỉ là nghiên cứu sơ bộ và chưa được bình duyệt. Abigail Johnson – Phó giám đốc Trung tâm NCC nhận định: "Phát hiện của chúng tôi cho thấy, người tiêu dùng cần được cung cấp đủ thông tin rằng, nhiều sản phẩm sữa thực vật trên thị trường hiện nay không có giá trị dinh dưỡng tương đương sữa bò". Để giúp cảnh báo cho người tiêu dùng, cần có quy định về ghi nhãn sản phẩm.  

Một dự thảo hướng dẫn của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đầu năm nay cho phép sản phẩm thay thế sữa làm từ đậu nành, yến mạch, hạnh nhân được tự quảng cáo là "sữa". Tuy nhiên, FDA cũng kêu gọi các nhà sản xuất tự nguyện dán nhãn ghi chú dinh dưỡng bổ sung, khi đồ uống có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp hơn sữa.

 
Quỳnh Trang (Theo Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng