Đón năm con Rắn, ăn gì cho may mắn?

Liệu năm con Rắn có cần kiêng cúng gà trong mâm cơm ngày Tết?

3 cách pha nước chấm lạ miệng, món nào cũng hợp

Bánh gio - món đặc sản cầu kỳ ngày Tết

Lượng calo trong các món ăn ngày Tết

Công thức các loại nước chấm ngon, món nào cũng hợp

Ngày Tết lựa chọn ăn gì giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa?

Tết Ất Tỵ có nên cúng gà luộc?

Theo quan niệm dân gian, gà trống là con vật cát tường, giúp đón lành, tránh dữ. Từ xa xưa, dân ta đã có tập tục giết gà trống ngày cuối năm và ngày mùng 1 Tết Nguyên đán để trấn áp, xua đuổi tà ma. Nhiều nơi còn có tục giết gà khi có người mất hay mắc bệnh nặng, với hy vọng xua đuổi điềm xấu, tai ương. Bên cạnh tập tục này người ta còn treo tranh gà trống, đặt hình gà trống để cầu phúc.

Tuy nhiên, có nhiều người vin vào câu “cõng rắn cắn gà nhà” mà cho rằng, năm rắn không nên cúng gà, sợ rắn "bắt mất gà" – tức sự may mắn, tốt lành của gia chủ. 

Quan điểm này cũng chỉ là một góc nhìn suy luận liên tưởng, chứ không thể giải thích bằng cơ sở khoa học nào. Trong văn hóa tâm linh, sự thành tâm vẫn là yếu tố quan trọng hơn ngàn lễ vật dâng cúng. Tết Ất Tỵ vẫn có thể cúng gà tùy thuộc vào quan niệm và phong tục của mỗi gia đình. 

Những món ăn tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn

Tùy vào điều kiện địa lý và phong tục địa phương, mâm cúng tất niên và tân niên còn có thể bổ sung các món ăn như heo quay, cá, bánh mứt… tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy và thịnh vượng.

Mâm cỗ 4 bát 4 đĩa

Mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc theo lệ là 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương

Mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc theo lệ là 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương

Theo Nghệ nhân ẩm thực Hồ Thị Hoàng Anh, mâm cỗ Tết miền Bắc theo đúng bài bản thường có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Nhà nào có điều kiện hơn thì chuẩn bị đến 6 đĩa, 8 đĩa.

Bốn bát gồm bát chân giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc. Bốn đĩa gồm đĩa gà, đĩa thịt heo, đĩa giò lụa, đĩa chả quế. Một số gia đình có thể bày thêm đĩa thịt đông, đĩa giò thủ, cá kho riềng, nộm su hào hoặc nem rán.

Bánh chưng, bánh tét 

Phong tục dâng cúng và thưởng thức bánh chưng, bánh tét ngày Tết của người dân Việt Nam là tinh hoa ẩm thực đại diện cho nền văn minh lúa nước. Mâm cỗ Tết miền Bắc có bánh chưng ăn kèm dưa hành. Bánh tét ở miền Nam được ăn kèm cà rốt, củ cải ngâm giải ngấy. Ở miền Trung có cả bánh chưng và bánh tét ăn kèm dưa món.  

Canh khổ qua nhồi thịt

Mâm cơm cúng ông bà ngày 30 Tết ở miền Nam thường có món thịt heo kho nước dừa và canh khổ qua nhồi thịt (khổ qua là mướp đắng). Tên gọi “khổ qua” nói lên mong muốn sự khổ cực trong năm cũ qua đi, để tiếp đón điều tốt đẹp trong năm mới.

Xôi gấc

Nhiều người quan niệm rằng ăn xôi gấc đỏ mang lại may mắn cho ngày đầu năm

Nhiều người quan niệm rằng ăn xôi gấc đỏ mang lại may mắn cho ngày đầu năm

Màu đỏ cam rực rỡ của gấc là biểu tượng của may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc. Xôi gấc thường góp mặt trong các dịp quan trọng như lễ cưới hỏi, Tết Nguyên đán hoặc khai trương. 

Dưới góc độ dinh dưỡng, quả gấc chứa hàm lượng cao carotenoid, tiền chất của vitamin A. Gấc còn chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ như lycopene, polyphenol hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, chống lão hóa, tốt cho thị lực và sức khỏe toàn diện.

Cá là món được ưa chuộng trong dịp Tết ở nhiều nước Á Đông. Con cá (ngư) trong tiếng Hán - Việt là phát âm giống chữ dư (dư giả). Bạn có thể chế biến các món từ cá nguyên con trong bữa ăn tối trước giao thừa, thể hiện ước mong cuối năm hay đầu năm cũng vẫn dư giả.

Trên mâm cỗ ở một số địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng còn có sản vật từ biển như tôm, mực, ngán, sá sùng, cua biển.

Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

 

 

Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng