Xây dựng chế độ ăn thế nào để có hệ tim mạch khỏe mạnh?
Trái cây và rau củ mùa Hè giúp giảm cholesterol
5 chất giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Người bệnh tim mạch có nên dùng đường ăn kiêng erythritol?
Uống cà phê có ảnh hưởng đến tim mạch không?
Mới đây, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) đã đưa ra khuyến cáo mới nhất về chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe hệ Tim mạch. Tiêu chí đánh giá của hội đồng (gồm bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng và nhà nghiên cứu) dựa trên 9 tiêu chí như: Có nhóm thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt; Đa dạng các loại rau củ; Có chứa chất béo lành mạnh; Hạn chế đường phụ gia, muối và đồ uống có cồn…
Theo đó, nhiều chế độ ăn được ưa chuộng như Keto lại không được đánh giá cao trong bảo vệ sức khỏe tim mạch. Báo cáo được đăng tải trên tạp chí Circulation của AHA đưa ra kết quả như sau:
Hạng 1: Chế độ ăn DASH và Địa Trung Hải
Chế độ ăn DASH (viết tắt của Dietary Approaches to Stop Hypertension) là chế độ ăn lành mạnh được thiết kế với mục đích hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tăng huyết áp. Chế độ ăn này chú trọng ngũ cốc nguyên hạt, protein ít chất béo và rau củ quả. Đồng thời, người thực hiện chế độ DASH cần cắt giảm thịt đỏ, muối và đường.
Chế độ ăn Địa Trung Hải cũng được đánh giá với số điểm 85/100. Những thực phẩm được khuyến khích ăn gồm: Rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại hạt, cá béo và dầu olive. Rượu vang được sử dụng ở mức điều độ, còn chế phẩm từ sữa thì nên hạn chế.
Theo TS Christopher D. Gardner - Giảng viên ĐH Stanford, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng đánh giá, hai chế độ ăn nói trên cung cấp nhiều dưỡng chất từ thực vật, đa dạng lựa chọn nên giúp người thực hiện dễ duy trì lâu dài và không lo tốn kém.
Hạng 2: Chế độ ăn chay và ăn low-fat (ít chất béo)
Các chế độ ăn chay và ăn ít chất béo cũng chú trọng vào nhóm thực phẩm như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời hạn chế đồ uống có cồn và chứa nhiều đường. Có nhiều kiểu ăn chay vẫn cho phép sử dụng trứng, sữa hoặc cá; Cũng có chế độ thuần chay yêu cầu loại bỏ mọi sản phẩm có nguồn gốc động vật.
Tuy nhiên, người ăn chay lâu dài có nguy cơ thiếu hụt một số vi chất như vitamin B12, acid amino, protein. Ngoài ra, chế độ ăn chay và ăn low-fat cũng có nguy cơ phụ thuộc vào các nhóm thực phẩm chế biến công nghiệp, dẫn tới chứa nhiều muối, dầu ăn và đường. Kế hoạch ăn chay cần được thực hiện thận trọng, bác sỹ có thể tư vấn bổ sung vi chất cần thiết.
Hạng 3: Chế độ cắt giảm chất béo và tinh bột nghiêm ngặt
Nhiều người tìm tới chế độ ăn cắt giảm chất béo và tinh bột nghiêm ngặt nhằm mục tiêu ngăn ngừa mỡ máu và mảng xơ vữa hình thành. Tuy nhiên, AHA đánh giá, chế độ ăn nghèo chất béo (chất béo chỉ cung cấp dưới 10% calorie) có thể thiếu hụt vitamin B12 và protein nghiêm trọng, dẫn tới thiếu máu, yếu cơ bắp. Các loại hạt và dầu thực vật lành mạnh như olive vẫn có lợi với sức khỏe trái tim.
Tương tự, chế độ ăn cắt giảm tinh bột (low-carb) cũng bỏ qua những nhóm tinh bột tốt cho tim mạch như: Ngũ cốc nguyên hạt, hạt họ đậu và trái cây.
Hạng 4: Chế độ ăn Keto và Paleo
Điểm số mà AHA dành cho hai chế độ ăn được ưa chuộng này ở dưới 55/100. Người dân thường thực hiện chế độ ăn Keto (cắt giảm tinh bột nghiêm ngặt) và Paleo (chế độ thời kỳ đồ đá) với mục đích ăn kiêng để giảm cân.
Nguyên tắc thực hiện hai chế độ ăn này "đi ngược" với khuyến cáo của AHA. Người thực hiện phải kiêng, hoặc loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ; Ăn chủ yếu thực phẩm từ động vật. Hậu quả là chế độ ăn thiếu hụt chất xơ nghiêm trọng. Trong khi đó, chất xơ đã được chứng minh giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết, cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Keto và Paleo có thể đem lại tác dụng ngắn hạn như giảm cân, giảm đường huyết. Nhưng về lâu dài, chế độ ăn này rất khó duy trì nên không đem lại hiệu quả bền vững và toàn diện với hệ tim mạch.
Bình luận của bạn