Infographic: Tại sao cần chú ý tới xương khớp khi bắt đầu có tuổi?

Duy trì sức khỏe xương khớp tốt sẽ giảm nguy cơ chấn thương khi về già

Podcast: Hỏng xương khớp vì dùng điện thoại sai cách

Loại hạt rẻ tiền bán đầy chợ Việt giúp ngừa loãng xương

Các loại hạt có hàm lượng magne cao

Dược thực phẩm dự phòng loãng xương: Probiotic và prebiotic (P.3)

Khi còn trẻ, xương liên tục phát triển và tái tạo để hình thành các mô mới. Collagen là dưỡng chất quan trọng giúp tạo nên “khung sườn” để xây dựng mô xương mới. “Khung sườn” này sau đó sẽ được lấp đầy bằng các khoáng chất (như calci phosphate) và giúp xương trở nên cứng và chắc khỏe.

Bên trong xương còn có các tế bào chuyên biệt giúp xây dựng mô mới và phá vỡ mô cũ. Tế bào tạo xương (osteoblasts) giúp tạo ra xương mới, trong khi tế bào hủy xương (osteoclasts) phá vỡ và tái hấp thu mô xương cũ.

Tuy nhiên, khi dần có tuổi, sự cân bằng giữa việc tạo xương và hủy xương bắt đầu thay đổi. Cụ thể như sau:

- Khi còn trẻ, cơ thể tạo ra nhiều mô xương hơn so với lượng bị phá vỡ. 

- Khi đến tuổi trưởng thành, quá trình tạo xương và hủy xương diễn ra cân bằng. Điều này giúp duy trì khối lượng xương ổn định. 

- Sau tuổi 40, bạn bắt đầu mất dần khối lượng xương. Về lâu dài, bạn sẽ có nguy cơ cao bị loãng xương, xương yếu hơn do chứa ít calci và khoáng chất hơn bình thường. Đây là yếu tố nguy cơ cao khiến một người có thể bị gãy xương hoặc nứt xương, đặc biệt là ở cổ tay, hông hoặc cột sống.

Infographic dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cách hệ xương thay đổi theo thời gian, cũng như bạn có thể làm gì để phòng ngừa loãng xương, duy trì sức khỏe xương khớp tối ưu khi về già:

he-xuong
 
Vi Bùi (Theo Northwestpharmacy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp