Nhiều người lo ngại dầu ép từ hạt chứa nhiều chất gây hại cho sức khỏe
Dầu amla – bí quyết cho mái tóc chắc khỏe
Biến đổi khí hậu làm tăng giá dầu olive
Lưu ý giúp sử dụng nồi chiên không dầu an toàn, hiệu quả
Dùng dầu ăn thế nào để giảm thiểu tác hại của món chiên rán?
Dầu ăn làm từ hạt là gì?
Dầu ăn làm từ hạt chiếm thị phần không nhỏ trong thị trường dầu thực vật. Phổ biến nhất là dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hạt hướng dương, dầu hạt nho, dầu cám gạo…
Quá trình chiết xuất dầu từ các loại hạt trên tạo ra sản phẩm giá rẻ, có mùi vị trung tính và điểm bốc khói cao, nên phù hợp để chế biến các món chiên rán ở nhiệt độ cao. Dầu ép từ hạt của cây bông thậm chí còn là nguyên liệu sản xuất bơ thực vật, nước xốt salad, bimbim khoai tây và nhiều món ăn nhanh khác.

Dầu đậu nành và dầu hạt hướng dương là sản phẩm phổ biến trên thị trường
Đây cũng là một trong những lý do dầu ăn ép từ hạt nhận nhiều tai tiếng. Robert F. Kennedy Jr, Bộ trưởng Y tế mới của nước Mỹ, đã phát biểu trên Fox News: “Dầu ép từ hạt là một trong những thành phần kém lành mạnh nhất trong thực phẩm. Chúng liên quan đến tất cả các loại bệnh rất nghiêm trọng, trong đó có tình trạng viêm toàn thân. Gần như rất khó tránh sử dụng dầu ép hạt, nhất là khi bạn ăn thực phẩm chế biến sẵn.”
Dầu ăn làm từ hạt có hại hay không?
Dư lượng hóa chất
Dầu ép từ hạt thường trải qua các bước tinh luyện, tẩy trắng và khử mùi. Đây là các quy trình chiết xuất công nghiệp giúp đảm bảo thành phẩm dầu tốt nhất khi ra thị trường.
Theo TS Christopher Gardner, Trung tâm Nghiên cứu Phòng bệnh Stanford (Mỹ), dù các nhà sản xuất thực hiện lọc hóa chất có hại sau chiết xuất dầu ép, vẫn còn một dư lượng nhỏ còn tồn tại. Một trong số đó là hexane, dung môi được luyện từ dầu thô, thường được dùng trong chiết xuất dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hạt hướng dương.
Liên minh châu Âu đã đặt ra giới hạn hexane trong dầu thực vật là không quá 1mg/kg. Ở Mỹ, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm không kiểm soát tiêu chí này. Dù vậy, TS Gardner cho rằng, hiện chưa có bằng chứng cho thấy lượng hexane trong dầu ăn gây hại cho sức khỏe.
Chứa nhiều omega-6 gây viêm

Tác hại không đến từ dầu thực vật mà nằm ở thói quen ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh
Một “tiếng xấu” khác được gắn liền với dầu thực vật làm từ hạt là acid linoleic omega-6. Giống như omega-3, đây là acid béo không bão hòa đa. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho rằng, chất béo không bão hòa có thể hỗ trợ giảm LDL cholesterol, phòng ngừa đái tháo đường type 2 và bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, chế độ ăn quá nhiều omega-6 có thể dẫn đến hình thành acid béo có tên là acid arachidonic, gây viêm và co mạch máu. Ở nồng độ cao, acid arachidonic có liên quan đến béo phì, đái tháo đường, bệnh Alzheimer, trầm cảm và lo âu.
Trước những lo ngại trên, người tiêu dùng cần lưu ý rằng, ở lượng nhỏ, acid arachidonic lại có một vài lợi ích sức khỏe. Cơ thể tự chuyển hóa chất này thành các phân tử hỗ trợ giảm viêm, xử lý cục máu đông. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh không có mối liên hệ giữa omega-6 và các nguy cơ bệnh lý như ung thư.
Sử dụng dầu ép từ hạt đúng cách để bảo vệ sức khỏe
Bổ sung acid béo omega-6 cùng omega-3 đóng vai trò quan trọng với chức năng não, quá trình tăng trưởng và phát triển bình thường. Thêm vào đó, omega-6 kích thích sự phát triển của da và tóc, duy trì sức khỏe xương, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và chức năng sinh sản.

Bổ sung omega-6 và omega-3 vào chế độ ăn bằng cách sử dụng nguồn chất béo lành mạnh
Yếu tố then chốt ở đây là bổ sung omega-6 và omega-3 ở tỷ lệ cân bằng (tối ưu nhất là 4:1). Chính thói quen sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn khiến nhiều người nạp omega-6 cao cấp chục lần omega-3. Do đó, vấn đề không nằm ở dầu thực vật, mà ở những thực phẩm chế biến sẵn đi kèm lượng đường, muối và chất béo bão hòa cao.
Trước khi giới khoa học có những kết luận rõ ràng về dầu ép hạt, người tiêu dùng nên sử dụng chất béo theo gợi ý sau:
- Chọn dầu trải qua càng ít bước chế biến tinh luyện càng tốt. Dầu olive (nhất là olive nguyên chất), dầu ép lạnh là lựa chọn thay thế tốt cho sức khỏe.
- Cắt giảm thói quen ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và chiên ngập dầu.
- Hạn chế sử dụng chất béo từ động vật như bơ, thịt đỏ, phô mai do chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, chất béo bão hòa không nên chiếm quá 6% tổng lượng calo mỗi ngày. Ví dụ với phô mai là không ăn quá 30gr/ngày.
Bình luận của bạn