Dâu tây rất giàu giá trị dinh dưỡng
Thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ hen suyễn ở phụ nữ trẻ?
Podcast: Dấu hiệu trẻ gặp stress cha mẹ cần cảnh giác
Đốm trắng xuất hiện trên móng tay do đâu?
Dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đái tháo đường type 2
1. Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Dâu tây có chỉ số đường huyết thấp, nghĩa là khi ăn sẽ không làm đường huyết tăng đột ngột như một số loại trái cây ngọt khác. Đây là lựa chọn phù hợp cho người mắc bệnh đái tháo đường hoặc những người cần kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, chất xơ trong dâu tây còn giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường từ thực phẩm, hỗ trợ cân bằng năng lượng sau bữa ăn.
2. Giảm viêm
Vitamin C trong dâu tây là thành phần thiết yếu để cơ thể sản xuất collagen – protein giúp cấu tạo da và mô liên kết. Nhờ vậy, dâu tây có thể hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa tự nhiên trong dâu tây cũng giúp làm giảm viêm, giảm đau ở người bị viêm khớp hoặc đau mỏi xương khớp kéo dài.
3. Tốt cho tim mạch
Dâu tây chứa các hợp chất có lợi cho hệ tim mạch như anthocyanin, flavonoid và kali. Những chất này giúp hạ huyết áp, cải thiện độ đàn hồi của mạch máu và ngăn ngừa tình trạng tích tụ mảng bám trong thành động mạch. Một số nghiên cứu cho thấy, ăn từ 3 lần dâu tây trở lên mỗi tuần có thể giúp giảm nguy cơ đau tim, đặc biệt ở phụ nữ trẻ và trung niên.
4. Tăng cường hệ miễn dịch

Dâu tây giúp tăng cường hệ miễn dịch
Chỉ cần khoảng 150 gr dâu tây mỗi ngày đã cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết cho người trưởng thành. Vitamin C là dưỡng chất then chốt giúp các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như virus và vi khuẩn. Việc bổ sung dâu tây vào chế độ ăn uống là cách đơn giản nhưng hiệu quả để hỗ trợ sức đề kháng tự nhiên.
5. Cung cấp folate
Folate (hay vitamin B9) có vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh tế bào mới và duy trì hoạt động của DNA. Đây là dưỡng chất không thể thiếu cho phụ nữ mang thai, giúp phòng ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là dị tật ống thần kinh. Ăn dâu tây thường xuyên là một cách tự nhiên để bổ sung folate cho cơ thể.
6. Có thể giúp giảm nguy cơ ung thư
Các chất chống oxy hóa như ellagic acid và anthocyanin trong dâu tây giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do – yếu tố có liên quan đến sự hình thành tế bào ung thư. Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy việc ăn dâu tây đều đặn có thể góp phần làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư, tuy nhiên, vẫn cần thêm các nghiên cứu chuyên sâu để xác định rõ cơ chế tác động.
7. Giúp giảm cholesterol xấu (LDL)
Một số nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ dâu tây hàng ngày có thể giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu, trong đó giảm cholesterol LDL – loại cholesterol được xem là “xấu”, có hại cho tim mạch. Đồng thời, dâu tây còn hỗ trợ làm tăng cholesterol HDL – loại cholesterol “tốt”, có lợi cho sức khỏe.
8. Tăng cường chức năng não bộ

Dâu tây giúp cải thiện chức năng não bộ
Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy dâu tây có thể giúp cải thiện tốc độ xử lý thông tin và chức năng nhận thức, đặc biệt ở người lớn tuổi. Các hợp chất thực vật trong dâu tây có khả năng bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương và giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ sớm.
Nên ăn bao nhiêu dâu tây mỗi ngày?
Thành phần dinh dưỡng trong 150 gr dâu tây (khoảng 1 khẩu phần) bao gồm:
- Năng lượng: 49 kcal
- Chất béo: 0,5 gr
- Protein: 1 gr
- Carbohydrate: 12 gr
- Chất xơ: 3 gr
- Vitamin C: khoảng 90 mg (đáp ứng hơn 100% nhu cầu khuyến nghị/ngày)
- Folate: 40 mcg (đáp ứng khoảng 10% nhu cầu khuyến nghị/ngày)
Nhu cầu dinh dưỡng có thể khác nhau tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chỉ cần ăn khoảng 250–270 gr mỗi tuần cũng đã đủ đủ để nhận được phần lớn lợi ích mà loại quả này mang lại như hỗ trợ tim mạch, đường huyết và hệ miễn dịch.
Cách sử dụng và bảo quản dâu tây

Cần sử dụng và bảo quản dâu tây đúng cách
- Nên ăn dâu tây tươi đúng mùa (thường từ tháng 3 đến tháng 5) để đảm bảo hương vị và dinh dưỡng tự nhiên.
- Chỉ nên rửa dâu tây ngay trước khi ăn để tránh làm quả bị mềm hoặc hư hỏng nhanh. Khi rửa, nên giữ nguyên cuống và rửa nhẹ bằng nước sạch hoặc nước muối loãng rồi để ráo.
- Dâu tây có thể ăn trực tiếp, làm sinh tố, kết hợp với sữa chua, yến mạch, ngũ cốc, salad hoặc dùng làm topping cho bánh ngọt.
- Nên đặt dâu tây trong hộp có lót giấy thấm hoặc hộp thoáng khí để giữ quả khô ráo, tươi lâu. Bảo quản dâu tây trong ngăn mát tủ lạnh, tốt nhất nên ăn trong vòng 2–3 ngày sau khi mua. Nếu không dùng hết, có thể cấp đông để dùng dần cho các món như sinh tố hoặc làm mứt.
- Không nên sử dụng những quả đã dập nát, có dấu hiệu mốc hoặc chảy nước.
Bình luận của bạn