Lợi ích của chế độ ăn giàu vitamin K

Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, chuyển hóa xương

Vitamin tổng hợp giúp ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ ở người già

Kem chống nắng có ngăn cơ thể hấp thụ vitamin D?

Tầm quan trọng của vitamin B9 và cách bổ sung hợp lý

Nên uống vitamin vào thời điểm nào trong ngày?

Vai trò của vitamin K với sức khỏe

Chia sẻ với tờ Fortune, bác sỹ chuyên khoa Chỉnh hình Heather Viola cho hay, vitamin K là vitamin tan trong chất béo, có vai trò giúp điều hòa quá trình đông máu. Bên cạnh đó, cơ thể còn cần vitamin K để duy trì hệ xương chắc khỏe. Người bị loãng xương thường có nồng độ vitamin K trong máu ở mức thấp.

Có 3 dạng vitamin K gồm: Vitamin K1 (phylloquinone), vitamin K2 (menaquinone), vitamin K3 (menaphtone) – dạng tổng hợp của vitamin K có trong thức ăn chăn nuôi, không dành cho người.

Ngoài các chức năng quan trọng trên, nghiên cứu chỉ ra rằng, vitamin K có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh mạch vành, ung thư. Nghiên cứu trên tạp chí Oncology Letters cho thấy, điều trị với vitamin K2 có tiềm năng ngăn tế bào ung thư phát triển, giảm nguy cơ hình thành ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến.

BS. Viola cho hay, nhờ vai trò với hệ xương khớp, vitamin K có thể đem lại lợi ích cho phụ nữ mãn kinh đối mặt với nguy cơ loãng xương do suy giảm estrogen. Nghiên cứu trên tạp chí Loãng xương Quốc tế phát hiện ra rằng, bổ sung 180microgram vitamin K2 mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mất xương ở phụ nữ hậu mãn kinh.

Thực phẩm giàu vitamin K

Thêm chất béo khi chế biến các thực phẩm giàu vitamin K để hấp thụ hiệu quả hơn

Thêm chất béo khi chế biến các thực phẩm giàu vitamin K để hấp thụ hiệu quả hơn

Với người trưởng thành (từ 19 tuổi trở lên), nhu cầu vitamin K khuyến nghị mỗi ngày là 120microgram cho nam và 90microgram cho nữ. Thực phẩm giàu vitamin K có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày gồm:

Vitamin K1 có trong rau cải bó xôi, bông cải xanh, rau xà lách, dầu đậu nành, dầu hạt cải, rau lá xanh. Vitamin K2 có trong các chế phẩm từ sữa (nguyên kem, không tách béo), thịt lợn, thịt gà, thực phẩm lên men.

Vitamin K tan trong chất béo, vì vậy, bạn nên chế biến thực phẩm giàu vitamin K với một chút dầu ăn, các loại chất béo lành mạnh để cơ thể hấp thu hiệu quả hơn. Ví dụ, khi chế biến salad rau xanh, bạn có thể thêm quả bơ và rưới thêm dầu olive.

Thận trọng khi bổ sung vitamin K

Ngoài thực phẩm, trên thị trường còn có vitamin và viên uống bổ sung vitamin K. Tình trạng thiếu hụt vitamin K tuy hiếm gặp, nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn bổ sung vitamin này trong trường hợp cơ thể không thể hấp thụ hiệu quả, hoặc bị bệnh rối loạn đông máu. Ví dụ, người bị bệnh về túi mật, viêm ruột Crohn, bệnh Celiac hoặc dùng kháng sinh trong thời gian dài có thể cần bổ sung vitamin K.

Vitamin K có thể tương tác và giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu như warfarin. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn phù hợp khi dùng thuốc, tránh gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng.

 
Quỳnh Trang (Theo Fortune)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng