Tầm quan trọng của vitamin B9 và cách bổ sung hợp lý

Bổ sung vitamin B9 đóng vai trò quan trọng với sức khỏe

Nên uống vitamin vào thời điểm nào trong ngày?

4 vitamin cần thiết cho xương chắc khỏe

Biểu hiện cơ thể đang thiếu vitamin và khoáng chất

5 "siêu thực phẩm" tiềm năng với hàm lượng dinh dưỡng cao

Vai trò của vitamin B9 với cơ thể

Vitamin B9 (dưới dạng folate tự nhiên hay dạng tổng hợp acid folic) là một vitamin nhóm B giữ vai trò rất quan trọng đối với chức năng sinh học. Cơ thể không thể tự tổng hợp vitamin B9 mà chỉ có thể bổ sung qua chế độ ăn và thực phẩm chức năng.

Acid folic hay folate đều tham gia tổng hợp acid nucleic – nguyên liệu sản xuất và duy trì các tế bào mới, cũng như tổng hợp vật liệu di truyền như DNA và RNA. Thiếu hụt vi chất này dẫn đến hiện tượng thiếu máu, giảm khả năng vận chuyển oxy của máu gây tổn thương dây thần kinh.

Ngoài ra, ở phụ nữ mang thai, não và tủy sống của thai nhi đã bắt đầu hình thành trong tử cung thế nên rất cần bổ sung lượng vitamin B9 vào những giai đoạn quan trọng. Bổ sung đủ acid folic giúp ngăn chặn những dị tật bẩm sinh ở ống thần kinh.

Vitamin B9 tham gia tạo các chất dẫn truyền thần kinh ở não. Vì vậy, cơ thể thiếu hụt folate cũng như acid folic dễ gặp cảm giác mệt mỏi, trầm cảm, giảm khả năng nhận thức.

Nhu cầu acid folic theo độ tuổi

Nhu cầu acid folic được xác định dựa theo nhóm tuổi, giới tính, tình trạng sinh lý

Nhu cầu acid folic được xác định dựa theo nhóm tuổi, giới tính, tình trạng sinh lý

Chế độ ăn không cân bằng, đủ chất là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thiếu hụt acid folic và folate. Ngoài ra, một số tình trạng đặc biệt sau có thể khiến cơ thể không hấp thu đủ vitamin B9 cần thiết:

- Giảm khả năng hấp thu do các bệnh lý đường tiêu hóa: Bệnh viêm ruột mạn tính, bệnh Celiac, người phẫu thuật dạ dày…

- Nghiện rượu: Sử dụng đồ uống có cồn quá thường xuyên cản trở khả năng hấp thu folate ở ruột non, tăng bài tiết qua nước tiểu.

- Người đang dùng một số nhóm thuốc điều trị ung thư, viêm loét đại tràng, thuốc điều trị động kinh… dễ gặp tương tác với acid folic, dẫn tới giảm khả năng hấp thu.

- Một số đối tượng có nhu cầu vitamin B9 (cả dạng folate và acid folic) cao hơn bình thường: Người mắc bệnh tan máu, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, mắc một số bệnh ngoài da…

Cách xây dựng chế độ ăn bổ sung vitamin B9

Tham khảo ý kiến bác sỹ và cân nhắc việc bổ sung vitamin B9 (dạng acid folic) vào chế độ ăn uống hàng ngày

Tham khảo ý kiến bác sỹ và cân nhắc việc bổ sung vitamin B9 (dạng acid folic) vào chế độ ăn uống hàng ngày

Vitamin B9 tan trong nước và có trong một số nhóm thực phẩm như: Trứng, ngũ cốc nguyên hạt, hạt họ đậu, gan động vật, rau lá xanh đậm (bắp cải, cải xoăn, bông cải xanh…). Ngoài ra, trái cây họ cam chanh và quả mọng cũng giàu vi chất này.

Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, các sản phẩm như bột mì, ngũ cốc, bánh mì… đã được bổ sung acid folic nhằm phòng ngừa thiếu hụt vitamin B9. Bạn có thể tìm mua các sản phẩm này, để ý hàm lượng vi chất cũng như giá trị dinh dưỡng trên bảng thành phần.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết, thức ăn tự nhiên cũng không đảm bảo được lượng acid folic cơ thể cần nạp trong ngày. Do đó, chị em thường được khuyến nghị bổ sung acid folic trước và trong thai kỳ.

Hiện không ghi nhận ảnh hưởng phụ nào liên quan tới tiêu thụ quá nhiều folate từ thức ăn. Lượng acid folic dư thừa cũng thường được cơ thể thải ra ngoài. Tuy nhiên, sử dụng quá liều thực phẩm bổ sung acid folic có thể cản trở việc phát hiện các dấu hiệu thiếu vitamin B12, dẫn đến chậm điều trị.

 
Quỳnh Trang (Theo Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng